Chuyện Cục Chăn nuôi triển khai chương trình vận động "100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm" được xem như một động thái tích cực nhằm loại bỏ chất cấm từ khâu đầu vào sản xuất.
Chuyện Cục Chăn nuôi triển khai chương trình vận động “100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” được xem như một động thái tích cực nhằm loại bỏ chất cấm từ khâu đầu vào sản xuất.
Nếu chương trình thành công thì chắc chắn sức lan tỏa của thông điệp “nói không với chất cấm” sẽ còn rộng khắp hơn nữa, hướng tới một nền chăn nuôi không sử dụng chất cấm, từng bước lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng đang vô cùng hoang mang về chất lượng sản phẩm thịt trên thị trường.
Có một thực tế đáng buồn là lâu nay, bản thân người chăn nuôi không chủ động muốn dùng chất cấm vào quá trình sản xuất để tăng độ nạc, bung đùi, nở mông cho heo…. Thế nhưng chỉ có những hộ chăn nuôi cam kết là chưa đủ, bởi thực tế cho thấy việc làm bẩn thực phẩm đâu chỉ ở khẩu nuôi mà cả công đoạn mổ xẻ, chế biến, làm đẹp mặt hàng.
Cụ thể vừa qua tình trạng nhiều lò mổ dùng “công nghệ” bơm nước vào gia súc khi chuẩn bị giết để tăng trọng, trước khi xẻ thịt bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Mỗi con (bò, heo) sau khi dùng “công nghệ” bơm nước có thể tăng thêm khoảng 20% trọng lượng. Sử dụng “công nghệ” này đơn giản nhưng lợi nhuận khủng hơn dùng chất cấm.
Hay để cho thịt gà vàng đẹp, bán giá cao, người kinh doanh “sơn” lên da, chân gà một chất có tên “vàng ô”- nguyên liệu dùng quét tường trong xây dựng hoặc nhuộm màu vải. Theo các nhà khoa học, chất “vàng ô” tạo màu có nguy cơ bị ung thư cho người.
Bởi vậy, để thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng, không chỉ ở khâu nuôi mà cần quản chặt cả chuỗi lưu thông sản phẩm ra thị trường, đến tay người tiêu dùng.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin