Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2016/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 5/6/2016, tất cả các địa phương sẽ phải đồng loạt ngừng thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, môtô các loại.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2016/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 5/6/2016, tất cả các địa phương sẽ phải đồng loạt ngừng thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, môtô các loại.
Tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2015, khi thảo luận về dự án Luật Phí và lệ phí, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát lại việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy (gọi tắt là phí xe máy).
Tại nghị trường, đa số đại biểu đều đề xuất bỏ thu phí xe máy. Bởi áp dụng thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô, xe máy thì loại phương tiện này sẽ chịu đến 6 loại phí, lệ phí và thuế (5 loại phí đã thu: lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, phí bảo trì đường bộ 50.000-150.000 đ/năm, thuế VAT 10% giá trị xe).
Cử tri ở nông thôn thắc mắc: đường thì người dân hiến đất, tiền làm đường dân đóng góp thì sao lại buộc đóng phí? Cử tri ở đô thị cũng cho rằng để vận hành chiếc xe máy thì phải đổ xăng. Khi mua xăng, người dân đã đóng phí, giờ lại thu phí nữa là tận thu?
Có đại biểu cho rằng:“Việc thu phí không khó nhưng phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện. Người dân đóng phí để sử dụng đường bộ là bình thường vì nguồn thu cuối cùng cũng phục vụ lại cho họ. Mức phí đóng chỉ khoảng 50.000 đ/năm/chiếc nhưng nếu có vẫn tạo ra dư luận không hay nên cần cân nhắc, đánh giá hiệu ứng xã hội để nhận được đồng thuận từ người dân”.
Việc tiếp thu ý kiến phản biện của dư luận một cách tích cực như vậy thể hiện việc đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc ban hành Nghị định 28 của Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương hiện nay, xu thế phát triển tất yếu của xã hội và điều quan trọng là hợp với lòng dân, được dư luận ủng hộ.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin