Bắt đầu từ ngày hôm qua (15/3), người tiêu dùng Việt Nam có "ngày" riêng của mình.
Bắt đầu từ ngày hôm qua (15/3), người tiêu dùng Việt Nam có “ngày” riêng của mình.
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đi vào thực thi gần 5 năm rồi nhưng trong thực tế cái quyền đó vẫn hàng ngày bị xâm phạm.
Việc công nhận ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội về nền kinh tế đất nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trước nay, trong thực tế cái quyền đó vẫn hàng ngày bị xâm phạm. Trong khi người tiêu dùng vì lý do này hay lý do khác lại hay quên mất quyền của mình, mặc dù quyền đó đã được luật quy định khá cụ thể.
Bên cạnh, một nguyên nhân khác nữa cần phải nói đến, thậm chí cần phải lên án, đó là vì lợi ích của mình mà một số người tiêu dùng đã quên đi lợi ích của những người khác.
Trong vụ “con ruồi trong chai nước ngọt” của Công ty Tân Hiệp Phát vừa rồi, người tiêu dùng đã chưa nhìn được xa. Khi gặp chai nước có dị vật bên trong đã nghĩ đến chuyện thương lượng với doanh nghiệp để có lợi ích kinh tế cho mình, chưa nghĩ đến lợi ích của hàng ngàn người tiêu dùng Việt Nam đang bị xâm hại.
Mới đây, việc lùm xùm của Công ty CP Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) bị phanh phui. Vẫn chỉ là những thủ đoạn đơn giản, đánh vào lòng tham và sự nhẹ dạ, cả tin, bằng những lời chiêu dụ về khoản thu nhập lớn. Nhiều người trong hệ thống của công ty này vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm.
Do đó, cơ quan nhà nước, Bộ Công thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng cần phải làm tốt hơn trách nhiệm của mình. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng phải là “người tiêu dùng thông thái”.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin