Trong hoàn cảnh thực phẩm bẩn bày bán tràn lan, hiện diện trong từng bữa cơm, suất ăn hàng ngày của mỗi người thì những gì được gắn với chữ "sạch" như từ thịt gia súc, gia cầm đến hoa quả đặc biệt là rau xanh đều được người tiêu dùng tìm mua, dù mắc gấp nhiều lần so với loại… không sạch.
Trong hoàn cảnh thực phẩm bẩn bày bán tràn lan, hiện diện trong từng bữa cơm, suất ăn hàng ngày của mỗi người thì những gì được gắn với chữ “sạch” như từ thịt gia súc, gia cầm đến hoa quả đặc biệt là rau xanh đều được người tiêu dùng tìm mua, dù mắc gấp nhiều lần so với loại… không sạch.
Từ nhu cầu thực của thị trường mà gần đây thực phẩm sạch bùng nổ, thậm chí như “phong trào tự phát”. Nhà nhà, người người sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, mua thực phẩm sạch.
Thị trường hiện nay mọc lên nhiều cửa hàng bán thực phẩm, từ siêu thị mini đến các siêu thị lớn dán mác trái cây VietGAP, rau hữu cơ,... Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa thể an tâm khi sản phẩm chỉ được quấn trong màng bọc thực phẩm, không có gì bảo chứng, không có thông tin của cơ sở sản xuất...
Không ít thông tin gần đây, cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện không ít trường hợp nhà bán lẻ có uy tín nhưng lại nhập sản phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí là thực phẩm bẩn, quá hạn; rồi gắn nhãn mác “sạch” để bán ra thị trường.
Cũng không ít cơ sở sản xuất rau củ quả đạt chứng nhận nhưng do không đủ lượng hàng cung ứng nên thỉnh thoảng vẫn “chêm thêm hàng” vào sản phẩm VietGAP/ GlobalGAP.
Điều này không chỉ làm người tiêu dùng băn khoăn mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch làm ăn chân chính cũng lao đao. Bởi vì nghi ngờ “sạch mà không sạch”, nhiều người tiêu dùng quay lưng cả với thực phẩm sạch.
Rõ ràng vấn đề quản lý sản xuất, cung ứng thực phẩm gắn nhãn sạch đang bị buông lỏng? Cầu của người tiêu dùng và cung của nhà sản xuất vẫn chưa gặp nhau.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin