Cách đây 10- 15 năm, có ai nghĩ mình có thể mua hàng hóa mà không cần đến chợ hay cửa hàng? Thế mà nay thì chỉ cần ngồi nhà bấm bấm, gõ gõ rồi thì hàng hóa mình cần mua được đóng gói gửi tới.
Cách đây 10- 15 năm, có ai nghĩ mình có thể mua hàng hóa mà không cần đến chợ hay cửa hàng? Thế mà nay thì chỉ cần ngồi nhà bấm bấm, gõ gõ rồi thì hàng hóa mình cần mua được đóng gói gửi tới.
Hay là có thể nói chuyện với người thân ở cách nửa vòng Trái đất, rồi có thể được bác sĩ tư vấn trực tuyến mà khi cần thiết mới phải đến bệnh viện…. Tất cả là nhờ “công nghệ số”.
Công nghệ số đã nhanh chóng lan rộng trên thế giới, cho thấy nó đã giúp đẩy mạnh tăng trưởng, mở ra nhiều cơ hội và cải thiện cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa tại buổi công bố chính thức “báo cáo phát triển thế giới 2016: Lợi ích số” thì tác động tổng hợp vẫn chưa cao và chưa được phân phối đều.
Vì vậy, để đảm bảo các công nghệ số có đóng góp cho giảm nghèo cũng như là đem lại nhiều sự tiện dụng hơn, tạo nền tảng căn bản cho phát triển, thúc đẩy phát triển của các ngành như y tế, giáo dục, báo cáo trên đã đề xuất 2 hành động chính như: xóa bỏ khoảng cách số bằng cách làm cho Internet phổ cập, giá rẻ, mở và an toàn; tăng cường quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động theo đòi hỏi trong nền kinh tế mới và nâng cao trách nhiệm giải trình thể chế.
Phải làm thế nào để mọi người dân đều có thể tiếp cận với công nghệ số, dùng công nghệ số kết nối mọi người với nhau, vì mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn, nhiều việc làm hơn và dịch vụ tốt hơn.
Điều đó còn chờ ở tầm nhìn rộng hơn về chiến lược phát triển công nghệ thông tin- truyền thông và những động thái từ cơ quan quản lý nhà nước.
ĐÔNG PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin