Bàn nhậu tại đám giỗ ở vùng nông thôn đang rôm rả thì bỗng chùng xuống khi một người trong bàn vừa giật nắp lon bia vừa nói:
Bàn nhậu tại đám giỗ ở vùng nông thôn đang rôm rả thì bỗng chùng xuống khi một người trong bàn vừa giật nắp lon bia vừa nói:
-“Vô một thùng này đứt gần 5 giạ lúa”!
- Thôi vô 100%, uống bia mà nhắc tới lúa, đắng lắm! Mấy ông còn đỡ, bán được lúa, lúa ruộng tui chín rục ngoài đồng, có lẽ phải cắt ví lại nhưng mà không biết bao giờ có người chịu mua- một nông dân ở xã Bình Phước thở dài.
Hỏi rõ chuyện mới biết, hiện nay thương lái vô đồng chỉ tìm mua lúa hạt tròn phẩm cấp thấp, còn lúa hạt dài thì họ hẹn nhưng không biết bao giờ mua. Khổ cho anh cán bộ địa phương ngồi im thin thít vì trước đây tích cực vận động nông dân sạ lúa hạt dài để thực hiện chủ trương “nâng cao giá trị sản phẩm hạt gạo của ta…”
Câu chuyện trên bàn nhậu tại một đám giỗ ở nông thôn cũng là chuyện chung của hàng triệu nông dân trên cả nước đang phải chịu thua thiệt đủ thứ khi “một nắng hai sương” sản xuất ra lúa gạo nhưng lợi nhuận thu về không tương xứng. Làm quần quật cả năm, tới ngày thu hoạch, doanh nghiệp xuất khẩu tới thu mua đâu không thấy, chỉ thấy thương lái. Họ tự ra giá, lựa chọn loại lúa. Không bán lúa thì chẳng biết lấy kho đâu mà dự trữ. Trong khi họ cần bán lúa để trả nợ ngân hàng, để mua phân bón, vật tư, thiết bị,…
Thời gian qua, Nhà nước tập trung khá nhiều ưu tiên cho sản xuất lúa và hỗ trợ nông dân như tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ... Tuy nhiên, những chính sách can thiệp đến sản xuất, xuất khẩu và điều tiết thị trường lại chưa bảo vệ được quyền lợi cho nông dân.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin