Theo Bộ luật Lao động, số giờ làm thêm của người lao động sẽ không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm, các trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định làm thêm giờ, đang "bó" họ.
Theo Bộ luật Lao động, số giờ làm thêm của người lao động sẽ không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm, các trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định làm thêm giờ, đang “bó” họ.
Công nhân cũng mong muốn được tăng ca để thêm thu nhập, bởi mức lương không đủ trang trải cuộc sống tối thiểu. Theo cán bộ chuyên môn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay lương chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu của người lao động.
Viện dẫn thực tế từ doanh nghiệp mình, một chủ doanh nghiệp nêu ý kiến trong bài báo mới đăng đây: Nếu không làm thêm, mức lương của người lao động chỉ khoảng 4 triệu đồng/người/tháng, nếu làm thêm có thể đạt 7 triệu đồng/người/tháng. Vì vậy, tăng thời gian làm thêm giúp người lao động giảm nghèo, gắn bó hơn với doanh nghiệp chứ không phải để bóc lột sức lao động của họ.
Theo quy định, công nhân được nhận thêm tối thiểu 150% tiền công cho làm thêm giờ bình thường, 200% làm thêm ngày chủ nhật, 215% làm thêm giờ ban đêm và 300% làm thêm giờ ngày lễ. Theo tính toán, một số lao động có thể tăng gần gấp đôi thu nhập hàng tháng, từ 4 triệu đồng lên 7 triệu đồng, nhờ làm thêm giờ.
Thực tế, không chỉ chủ doanh nghiệp mà nhiều người lao động cũng đề xuất về việc tự nguyện làm thêm giờ, nhất là vào những ngày lễ, tết để cải thiện thu nhập.
Bởi vậy chuyện tăng ca, tăng giờ làm thêm phải phù hợp hoàn cảnh thực tế. Và tăng ca, tăng giờ làm cần sự tự nguyện thỏa thuận hai bên. Không nên quy định máy móc. Người cần việc, người muốn làm nhưng vướng “mức trần” quy định thời gian lao động.
Ở nước ngoài, người tăng ca, làm thêm để tăng thu nhập, còn mình tăng làm thêm để đủ sống. Bình thường có ai muốn “ở không” khi thiếu đói!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin