Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội- ngoại và những người quen thân, xóm giềng.
Phong tục chúc tết của người Việt được gói gọn trong câu thành ngữ: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”.
Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội- ngoại và những người quen thân, xóm giềng.
Việc đi chúc tết đối với các thành viên trong mỗi gia đình thường thực hiện theo thứ tự, nghĩa là sau khi đi chúc tết khắp lượt ông bà, cha mẹ, cô bác, những người thân thích trong gia đình, dòng họ, xóm giềng,... xong rồi thì mới đi chơi tết, chúc tết bạn bè.
Đầu xuân đến nhà nào cũng đều nghe những lời chúc rộn ràng kèm nụ cười tươi rói. Chúc tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai họa thì động viên nhau “Của đi thay người”, “Tai qua nạn khỏi”, nghĩa là ngay trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.
Chính phong tục đi chúc tết đã trở thành nét đẹp văn hóa chứa đựng chất xúc tác gắn kết tình cảm keo sơn giữa các gia đình, dòng họ, xóm làng tối lửa tắt đèn có nhau…
Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân tết đến chúc mừng nhau, thể hiện sự gắn bó tình cảm thật là đậm đà ý vị; hoặc điếu thuốc, miếng trầu, hoặc chén trà, ly rượu…
Thế nhưng gần đây, việc đi chúc tết cũng đã, đang ngày càng nhạt phai. Gần như chỉ có người già còn một bộ phận lớp trẻ không còn mặn mà với phong tục này!
Chuyện một số người trẻ bây giờ lười đi chúc tết, phó mặc việc này cho người già, cho cha mẹ quả là đáng buồn!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin