Hiện nay, việc sản xuất phân bón DAP trong nước đang gặp khó khăn do lượng phân bón này được nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn.
Hiện nay, việc sản xuất phân bón DAP trong nước đang gặp khó khăn do lượng phân bón này được nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn.
Giá nhập khẩu phân bón DAP các loại của Trung Quốc chỉ từ 9,3- 9,8 triệu đồng/tấn, trong khi giá thành sản xuất phân bón DAP của các doanh nghiệp trong nước là 9,8 triệu đồng/tấn. Để “bảo hộ” hàng sản xuất trong nước, Bộ Tài chính và Bộ Công thương vừa thống nhất tăng thuế nhập khẩu phân bón DAP từ 3% hiện tại lên 6%.
Kinh doanh chính là cuộc chạy đua giữa giá thành và chất lượng sản phẩm. Ai làm ra sản phẩm với giá thành thấp và chất lượng tốt, thì người đó chiếm lĩnh được thị trường. Lẽ ra các hãng sản xuất tìm mọi cách hạ giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó hạ giá bán của mình xuống, để thắng hàng Trung Quốc ngay trên sân nhà. Vậy mà…
Tăng thuế nhập khẩu phân bón DAP từ 3% lên 6%, đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào trong sản xuất của nông dân tăng thêm, gánh nặng trên vai họ lại bị chất thêm một tầng nữa.
Theo Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực từ năm 2011, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuộc diện nhỏ và vừa sẽ không đủ điều kiện tham gia thị trường.
Đến nay, khi cánh cửa hội nhập đang mỗi ngày một rộng mở thì những bất cập trên càng trở nên rõ nét và đầy bức bách. Nhà nước cần tạo cơ chế chính sách thông thoáng hơn, điều chỉnh làm sao tạo điều kiện cho cả các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, giúp nông dân dễ dàng tiêu thụ hàng hóa mình làm ra.
Chính sách ban ra cần cân nhắc lợi, hại. Lợi cho ai, hại cho ai. 2 chuyện trên cho thấy chính sách ban ra lợi ích cho nhóm thiểu số, nhóm “nhà giàu” để rồi chồng chất thêm gánh nặng cho nông dân!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin