Nhiều người nghĩ rằng làm nghề nông là quẩn quanh ở chuyện làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi,… Nhưng, có người đã nghĩ: "nếu chỉ làm nông dân đơn thuần là trực tiếp sản xuất, còn những chuyện liên quan đến kỹ thuật phó mặc "dịch vụ" lo thì coi như "dịch vụ" đã tỉa bớt một phần lợi nhuận rồi". Vậy thì lấy gì cho nông dân làm giàu?
Nhiều người nghĩ rằng làm nghề nông là quẩn quanh ở chuyện làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi,… Nhưng, có người đã nghĩ: “nếu chỉ làm nông dân đơn thuần là trực tiếp sản xuất, còn những chuyện liên quan đến kỹ thuật phó mặc “dịch vụ” lo thì coi như “dịch vụ” đã tỉa bớt một phần lợi nhuận rồi”. Vậy thì lấy gì cho nông dân làm giàu?
Bởi vậy, anh bạn là nông dân rút tỉa kinh nghiệm: Làm nông dân thì cũng phải nông dân cao cấp. Nếu nhà trồng lúa mà có một kỹ sư nông nghiệp thì đố ai dám bì. Nếu xác định làm nghề nuôi cá sao không cho con đi học làm kỹ sư thủy sản?
Còn nhà có truyền thống nuôi heo, nuôi bò thì tại sao không đầu tư lấy về tấm bằng “bác sĩ thú y” để vừa yên lòng vừa tăng hiệu quả kinh tế. Anh bạn nông dân trên còn tính: “Nuôi suôn sẻ thì thôi, chứ lỡ heo bị bệnh mà kêu chích thuốc thì coi như tiền lời nuôi bên “thú y” rồi, hòa vốn là may”. Anh cũng xác nhận: “Khi heo bò bệnh, người nuôi khóc ròng là chuyện có thiệt”.
Anh bạn nông dân lại kiến nghị: “Tụi nhỏ bây giờ phần nhiều mê mấy cái nghề cao cấp liên quan đến con chuột con chít, máy tính máy tiếc, không màng tới nghề nông lắm. Vậy thì nông dân phải học thôi, không có bằng cấp gì, miễn có kiến thức và đem áp vô chuyện ruộng rẫy, heo bò cá ếch,… mà thành công là được”.
Anh nói trước đây, anh sống bằng nghề chăn nuôi nhưng không có dư. Nay nhờ được tham gia lớp học thú y, có thêm nhiều kiến thức về phòng, chữa bệnh cho vật nuôi mà anh đã phải “nới” cái chuồng bò rộng ra gấp chục lần so trước đây và sống… “phây phây”.
Câu chuyện đáng ngẫm nghĩ bà con ạ!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin