Đó là đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh- Trương Văn Sáu tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND, UBMTTQ Việt Nam, UBND các huyện- thị- thành ở Vĩnh Long về chủ đề đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) của HĐND các cấp.
Đó là đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh- Trương Văn Sáu tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND, UBMTTQ Việt Nam, UBND các huyện- thị- thành ở Vĩnh Long về chủ đề đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) của HĐND các cấp.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc trong công tác TXCT, như:
Hiệu quả một số cuộc TXCT chưa đạt như mong muốn; công tác phối hợp TXCT 3 cấp chưa chặt chẽ; còn tình trạng cử tri chuyên nghiệp; chưa quan tâm chọn các điểm tiếp xúc là vùng sâu, vùng xa; sự tham gia của các lãnh đạo UBND và các phòng, ban chuyên môn cấp huyện để trực tiếp giải đáp những vấn đề cử tri quan tâm còn ít…
Thực tế cho thấy, có đại biểu chỉ mới “nghe dân nói” chứ chưa “nói cho dân nghe”. Nguyên nhân do năng lực, trình độ còn hạn chế lại thiếu am hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên chỉ ghi nhận ý kiến của cử tri rồi phản ánh về Thường trực HĐND một cách thụ động.
Việc trang bị kiến thức và các điều kiện cho đại biểu HĐND TXCT là điều cần thiết, nhưng cái quan trọng hơn là người đại biểu phải thể hiện cái tầm của mình để nâng cao hiệu quả TXCT.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT sẽ đem lại cho chính quyền niềm tin của nhân dân.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc cử tri sẽ quan tâm đóng góp nhiều hơn nhằm giúp chính quyền ban hành những quyết sách đúng đắn về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, đồng thời, nâng cao quyền giám sát của cử tri đối với đại biểu mà mình đã bầu ra.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin