Còn nhớ, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra hồi tháng 6/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng giá sữa của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới.
Còn nhớ, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra hồi tháng 6/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng giá sữa của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới.
Tính trung bình giá sữa của tất cả nhãn hàng tại Việt Nam đều đang cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan, 24% so với Philippines, 46% so với Malaysia và 60% so với Indonesia. Cụ thể, 1kg sữa thành phẩm ở Việt Nam có giá 16 USD trong khi Thái Lan là 14 USD/kg, Philippines là 12,9 USD/kg, còn Malaysia là 10,9 USD/kg…
Gần đây, giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm liên tục, giảm ít nhất 20- 25%, thậm chí nhiều lúc giảm gần 50%. Nhưng ở Việt Nam, giá sữa thành phẩm đến tay người tiêu dùng không hề giảm, thậm chí còn tăng.
Ngoài ra, nhu cầu ở một số thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc đang giảm cũng khiến nguồn cung trở nên dư thừa. Dù phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nhưng khi giá sữa nguyên liệu thế giới có hiện tượng dư thừa nguồn cung, giảm liên tục thời gian qua và có nhiều thời điểm "kịch sàn", thấp nhất trong vòng 12 năm qua thì giá sữa thành phẩm trong nước vẫn bình chân như vại!
Theo thống kê tính bình quân đầu người, mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ khoảng 14 lít sữa/người, con số này khá thấp khi so sánh với các nước khu vực vốn tiêu thụ 20- 30 lít/người/năm. Thậm chí ở Châu Âu, có nhiều nước tiêu thụ sữa trên đầu người lên hàng trăm lít.
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực và thấp rất xa so với Châu Âu. Có lẽ vì vậy mà trẻ em Việt Nam được cha mẹ cho “ăn giặm” sớm và người lớn phải “dứt sữa” trong khẩu phần hàng ngày của mình.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin