Sau câu chuyện "ăn dưa giúp nông dân Quảng Ngãi" những ngày qua, chương trình "Hành tím nghĩa tình" do VTV24 khởi xướng cũng đã được thực hiện nhằm chung tay kêu gọi cộng đồng mua hành tím cứu bà con nông dân ở Sóc Trăng đang tác động mạnh mẽ trong cộng đồng.
[links(left)]
Sau câu chuyện “ăn dưa giúp nông dân Quảng Ngãi” những ngày qua, chương trình “Hành tím nghĩa tình” do VTV24 khởi xướng cũng đã được thực hiện nhằm chung tay kêu gọi cộng đồng mua hành tím cứu bà con nông dân ở Sóc Trăng đang tác động mạnh mẽ trong cộng đồng.
Vào mùa thu hoạch hành tím ở Vĩnh Châu khoảng tháng 2, tháng 3, giá hành tím dao động từ 25.000- 30.000 đ/kg, sau đó xuống 7.000- 8.000 đ/kg. Còn thời điểm hiện nay, giá hành chỉ còn 5.000- 7.000 đ/kg, thậm chí có nơi chỉ bán được 4.000 đ/kg. Chương trình này được tổ chức với mong muốn trực tiếp, giúp người nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Việc kêu gọi tiêu thụ dưa hấu, hành tím giúp nông dân những ngày gần đây, hay một số loại nông sản khác trước đây đã tiếp tục bồi đắp truyền thống tương thân tương ái của người dân nước ta.
Tấm lòng của cộng đồng là điều cần ghi nhận. Nhưng sản xuất bền vững không thể chỉ dựa vào lòng trắc ẩn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng được mùa- mất giá vốn ám ảnh nông dân trong nhiều năm qua?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có việc chưa tiếp cận với thị trường đúng cách và bài bản. Việc sản xuất nông sản ở nước ta, nhất là đối với các loại trái cây, có thể nói là hoàn toàn tự phát, không theo một quy hoạch nào và hầu như chẳng có quy hoạch đối với các loại nông sản ngắn ngày.
Câu chuyện tương tự với vải thiều, thanh long, chôm chôm... nông dân phá quy hoạch, tự phát trồng thêm khi giá cao và phải ngậm ngùi chịu cảnh được mùa- mất giá.
Những hành động hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản đã thực hiện là điều cần ghi nhận. Nhưng, đây không phải là giải pháp căn cơ.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin