Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn (IPSARD) cùng Cục Trồng trọt đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn (IPSARD) cùng Cục Trồng trọt đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Theo bản dự thảo này, tầm nhìn ngành lúa gạo Việt Nam đến 2030 như sau: Là ngành có lợi thế, ngành trồng trọt chiến lược; đáp ứng đa mục tiêu về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa; duy trì vị thế xuất khẩu gạo, tăng giá trị và bền vững; đảm bảo an ninh lương thực theo chiều sâu cả trong và ngoài nước.
Nói gì thì nói, mục tiêu lớn nhất của tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam là phải làm một cuộc cách mạng về đầu vào và đầu ra cho nông dân. Bởi đầu vào và đầu ra hiện vẫn đang là 2 gọng kìm siết chặt người trồng lúa, khiến cho họ khó có thể khá lên được.
Vì sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn gắn với đời sống của hàng triệu hộ nông dân và các vấn đề xã hội. Mục tiêu hàng đầu của tái cơ cấu lúa gạo là phải đảm bảo vừa đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống nhưng không chạy theo sản lượng lúa, lượng gạo xuất khẩu mà đi sâu vào chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân có thể chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác có lợi hơn.
Điều đó cho thấy cần phải xem xét lại việc sản xuất lúa vụ 3 ở ĐBSCL hiện nay. Vì nếu diện tích lúa vụ 3 được mở rộng, sẽ ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân do nông dân không có thời gian cho đất nghỉ ngơi, làm vệ sinh đồng ruộng. Bên cạnh việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vừa không tốt cho môi trường vừa ảnh hưởng tới thương hiệu hạt gạo Việt Nam.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin