Theo thống kê, tổn thất sau thu hoạch lúa hiện rất cao, khoảng từ 11- 13%, trong đó, tổn thất từ khâu phơi sấy chiếm trên 4%. Những tổn thất này khiến nhà nông thất thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Theo thống kê, tổn thất sau thu hoạch lúa hiện rất cao, khoảng từ 11- 13%, trong đó, tổn thất từ khâu phơi sấy chiếm trên 4%. Những tổn thất này khiến nhà nông thất thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Thử tính riêng ở vựa lúa lớn nhất là ĐBSCL xem trong năm 2014 “hao hụt bao nhiêu, thì không khỏi giật mình. Với diện tích trồng lúa khoảng 4,3 triệu lượt hecta; sản lượng đạt 25,2 triệu tấn. Tính bình quân tỷ lệ hao hụt là 12% thì lượng lúa thất thoát… trên 3 triệu tấn.
Nguyên nhân của những tổn thất sau thu hoạch đã được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý chỉ ra. Một nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún với tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản thấp đã khiến cho số lượng lớn lúa gạo rơi vãi khỏi thúng của nông dân.
Ai cũng hiểu, sạ cấy lúa phải có mùa, bởi vậy khi cả đồng, cả vùng đồng loạt gieo sạ thì đến kỳ thu hoạch, số lượng máy móc gặt đập liên hoàn, dẫu được bà con mua sắm nhiều, vẫn chỉ đáp ứng được chừng một nửa diện tích cần thu hoạch của ĐBSCL.
Vì thế, những diện tích lúa chín quá tuổi thu hoạch sẽ bị gãy rụng, vương vãi. Cùng với đó là phương thức thu hoạch thủ công bằng sức người cũng khiến lúa bị rơi rụng, mất mát nhiều.
Bên cạnh thu hoạch, chế biến bảo quản thủ công lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị của hạt gạo. Điều này dẫn tới hệ quả kép là tổn thất sau thu hoạch lớn và giá trị hàng nông sản Việt
Nghề trồng lúa từ xưa vẫn phải trông trời, trông đất, trông mây, song nếu những phần việc trong khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản mà chúng ta có thể chủ động giải quyết và giải quyết tốt hơn thì cần sớm loại bỏ tâm lý nhờ trời.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin