Ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức vào 1/12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
Ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức vào 1/12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
Năm nay, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, được coi là dịp để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV. Đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt
Tuy nhiên, không phải lúc nào, ở đâu thì câu chuyện xóa kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV cũng được như mong muốn.
Ở bất cứ hội nghị nào về phòng chống HIV/AIDS, chúng ta cũng được nghe câu: “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”. Và ai cũng biết, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm đã hạn chế họ quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học hành, quyền được lao động và mưu cầu hạnh phúc.
Phân biệt đối xử còn làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Nhưng gần như ở bất cứ diễn đàn nào dành cho người nhiễm HIV, ở đó, chúng ta đều xót xa khi nghe những câu chuyện của người trong cuộc.
Bởi vậy, sự kỳ thị chỉ chấm dứt khi mỗi chúng ta đều mở rộng lòng yêu thương, sự bao dung và trái tim nhân ái để xích lại gần hơn với người nhiễm HIV, giúp họ đẩy lùi bệnh tật, ngăn ngừa lây nhiễm.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin