“Mua bệnh”?

07:11, 26/11/2014

22.000 tỷ và 23.000 tỷ đồng- 2 con số xấp xỉ nhau nhưng có mối quan hệ... mật thiết với nhau.

22.000 tỷ và 23.000 tỷ đồng- 2 con số xấp xỉ nhau nhưng có mối quan hệ... mật thiết với nhau.

Đó là người Việt Nam xài tới 22.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá của mỗi năm. Đó là ước tính với khoảng 16 triệu người Việt Nam hút thuốc lá hiện tại.

Còn Tổ chức Health Bridge của Canada và ĐH Y tế công cộng Hà Nội thực hiện vào năm 2010- 2011 đưa ra con số 23.000 tỷ đồng là số tiền để chi cho 5 trong 25 bệnh liên quan đến thuốc lá.

5 bệnh này gồm: ung thư phổi; ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Như vậy, khác gì người nghiện thuốc lá Việt Nam đang bỏ tiền ra mua… bệnh?

Gánh nặng kinh tế bao gồm chi phí y tế trực tiếp cho khám và chữa các bệnh liên quan thuốc lá chiếm khoảng 11.000 tỷ đồng và phần còn lại (khoảng 12.000 tỷ đồng) là chi phí gián tiếp do mất khả năng lao động do bệnh tật và tử vong sớm vì bệnh liên quan đến thuốc lá.

Còn đứng ở phương diện kinh tế thì số tiền mua thuốc lá bằng 1,17% tổng GDP của cả nước vào năm 2010.

Giống như một vòng luẩn quẩn, người càng nghèo càng hút thuốc lá nhiều. Cũng vì kinh tế hạn hẹp nên họ mua thuốc lá rẻ tiền và đương nhiên là loại độc hại hơn, đồng nghĩa nguy cơ bệnh tật cao hơn. Cũng vì khó khăn về kinh tế, họ thường trì hoãn đi khám, hậu quả là chỉ chữa khi đã muộn. Khi đó, chi phí đổ vào chữa bệnh lớn nhưng không mang lại hiệu quả.

Đáng nói là không chỉ người nghèo, thiếu kiến thức hút thuốc lá mà nhiều người có học thức, người trẻ cũng tập tành “hít- nhả” khói mà dường như chưa nhận thức được hết tác hại của thuốc lá. Hậu quả là khi trưởng thành hoặc khi nghiện và nhận ra được thì việc cai thuốc không phải dễ. Không chỉ thế, hút thuốc lá càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh