Hỏi chuyện lãnh đạo xã có truyền thống trồng cây có múi và có đất vườn nhiều hơn đất lúa, thật bất ngờ khi biết: Nông dân bây giờ trồng “tạp nham” khó thống kê. Ca cao cũng có, thanh long “may mắn” mới trồng được vài hecta…
Hỏi chuyện lãnh đạo xã có truyền thống trồng cây có múi và có đất vườn nhiều hơn đất lúa, thật bất ngờ khi biết: Nông dân bây giờ trồng “tạp nham” khó thống kê. Ca cao cũng có, thanh long “may mắn” mới trồng được vài hecta…
Nhiều người trước đây ban đất vườn cam trồng lác, bây giờ phải phát bỏ lác để trồng lúa “ăn chắc mặc bền”. Khi cam, bưởi bắt đầu có giá trở lại thì vườn cam bưởi cho trái không còn bao nhiêu, bà con lại ồ ạt tìm giống trồng trở lại.
Trước đây, một số hộ trung thành với cây lúa nhưng thấy các hộ xung quanh lên liếp lập vườn thì lúng ta lúng túng.
Ruộng mình trơ trọi, bị bí đường nước, bị chim chuột tấn công, không kêu được máy cày máy xới, không mướn được máy gặt đập, không kêu được thương lái thu mua,… đành phải đắp mô trồng dừa. Những tưởng trồng dừa nếu không khá thì cũng thuộc loại ăn chắc mặc bền. Nào ngờ, 2 năm trước, giá dừa tuột xuống cả chục lần, đành bỏ dừa cho đuông tự do xử lý…
Điều đó cho thấy cái sự “quy hoạch” của ngành nông nghiệp Việt
Cả cái sự “khuyến cáo” của cán bộ địa phương cũng chẳng ăn thua với họ. Và bởi lẽ, xưa nay, dù nông dân nghe rất nhiều chuyện “quy hoạch” và “khuyến cáo”, thế nhưng, đầu ra của nông sản họ đều phải “tự thân vận động”. Bởi vậy nhiều khu vườn trên vùng đất mở ở ĐBSCL đang “tạp nham” là vậy!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin