Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Đại lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục.
Theo truyền thống Phật giáo ở nước ta, rằm tháng 7 hàng năm là ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt
Đúng nghĩa lễ Vu Lan thì mỗi người đều được cài lên ngực áo một bông hoa hồng nhỏ. Người còn mẹ thì được cài bông hồng đỏ, người không còn mẹ thì được cài bông hồng trắng để mọi người nhớ về người mẹ của mình. Việc làm này nhằm cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người may mắn còn cha, còn mẹ thực hành sống thương yêu.
Cảnh chùa đông nghẹt trong ngày Vu Lan khiến mọi người xua đi ám ảnh trong cuộc sống mà cứ gần như là hàng ngày phải đọc những bản tin con chém cha, rể đánh mẹ vợ, con dâu hỗn với mẹ chồng. Hình ảnh ngày Vu Lan như một luồng nước mát, như một cái neo để giữ lấy niềm tin về hai chữ tình người.
Ngày Vu Lan, những người con thể hiện lòng báo hiếu theo cách riêng của mình. Song có người rằm tháng 7 là viếng ở chùa này, cầu ở chùa nọ nhưng rốt cuộc chẳng tính chuyện trở về quê nấu và cùng ăn bữa cơm đầm ấm bên cha mẹ.
Trên đường đời, có bao giờ người ta giật mình nhận ra: thứ đáng giá nhất không phải là những gì ta đang có, mà là những ai đang ở bên cạnh ta, mà là mái đầu bạc nghiêng nghiêng chờ ta trong im lặng?
Trưởng thành không phải là khi ta nói về những chuyện lớn lao, mà là khi ta hiểu được những điều nhỏ bé.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin