Những năm gần đây, người dân ĐBSCL rất bức xúc về việc không bán được lúa trực tiếp cho thương lái mà phải qua một đầu mối khác. Ngay cả thương lái cũng không dám vào mua lúa của nông dân.
Những năm gần đây, người dân ĐBSCL rất bức xúc về việc không bán được lúa trực tiếp cho thương lái mà phải qua một đầu mối khác. Ngay cả thương lái cũng không dám vào mua lúa của nông dân.
Theo đó, thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đ/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân. Cùng với “cò” thu mua lúa, tình trạng “cò” cắt lúa cũng xuất hiện ở nhiều địa phương.
Các loại “cò” này chiếm khoảng 2% giá thành sản xuất của nông dân. Hiện nay, “cò lúa” tồn tại như một giao dịch trên thị trường.
Trước nạn “cò lúa”, “cò máy” hoành hành, tỉnh Hậu Giang có biện pháp là chỉ đạo trưởng ấp túc trực trên đồng ruộng để liên lạc hỗ trợ nông dân tìm máy gặt liên hợp cắt lúa, bán lúa; giúp nông dân dẹp nạn “cò”.
Theo nhiều nông dân ĐBSCL, nếu Hội Nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kết nối với hệ thống thương lái và nông dân, sẽ giúp dẹp được vấn nạn cò đang hoành hành.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin