Chảy máu chất xám

07:08, 19/08/2014

Qua 14 mùa thi, thí sinh Vĩnh Long để lại những ấn tượng khó phai bởi tại 3 kỳ thi đầu tiên, có 2 học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm giành được vòng nguyệt quế, một học sinh ở vị trí á quân. Đó là niềm tự hào nhưng cũng có điều đặt ra cho ngành giáo dục tỉnh nhà là 11 mùa thi gần đây chưa có học sinh Vĩnh Long vượt qua được vòng thi tháng.

Từ năm 2000, “Đường lên đỉnh Olympia ” thực sự là sân chơi của những học sinh tài năng.

Qua 14 mùa thi, thí sinh Vĩnh Long để lại những ấn tượng khó phai bởi tại 3 kỳ thi đầu tiên, có 2 học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm giành được vòng nguyệt quế, một học sinh ở vị trí á quân.
 
Đó là niềm tự hào nhưng cũng có điều đặt ra cho ngành giáo dục tỉnh nhà là 11 mùa thi gần đây chưa có học sinh Vĩnh Long vượt qua được vòng thi tháng.

Nhìn ở cục diện rộng hơn qua 14 mùa thi, chỉ có một trong số 13 nhà vô địch trở lại Việt Nam làm việc. Đó chính là một học sinh của tỉnh Vĩnh Long: em Lương Phương Thảo.
 
Ngay sau khi đạt được giải thưởng cao nhất của chương trình ở kỳ thi lần thứ ba, em đã quyết định chọn ngành học là kinh doanh quốc tế và marketing ĐH Monash (TP Melbourne, Australia).

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành marketing tại ĐH Monash, năm 2011, Phương Thảo về nước và làm ở một công ty quảng cáo tại TP Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là nhà vô địch duy nhất của chương trình đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam .

Đường lên đỉnh Olympia là một chương trình được xây dựng công phu, quy mô trên toàn quốc để tìm ra những nhân tài tương lai của đất nước.

Nhưng, liệu có là hợp lý khi chúng ta bỏ rất nhiều công sức ra để “đãi” song cuối cùng “vàng” lại chảy ra bên ngoài? Một chương trình tốn nhiều công sức, tiền bạc như Olympia , nhưng kết quả chỉ để tìm kiếm nhân tài cho nước ngoài khai thác?

Nên chăng việc các nhà quản lý giáo dục cần có thêm quy định, điều kiện ràng buộc đối với các nhà vô định để chống chảy máu chất xám?

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh