Mấy năm trước, ngành nông nghiệp tích cực vận động nông dân ĐBSCL trồng cây ca cao. Nông dân hưởng ứng một cách khá dè dặt. Bởi lẽ như nhiều loại cây khác, cây ca cao cũng có thời “trồng rồi chặt”. Lần này, Nhà nước cả một chương trình trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật và đưa ra lời bảo đảm với những số liệu minh chứng là cây ca cao chắc chắn có đầu ra.
Mấy năm trước, ngành nông nghiệp tích cực vận động nông dân ĐBSCL trồng cây ca cao. Nông dân hưởng ứng một cách khá dè dặt. Bởi lẽ như nhiều loại cây khác, cây ca cao cũng có thời “trồng rồi chặt”. Lần này, Nhà nước cả một chương trình trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật và đưa ra lời bảo đảm với những số liệu minh chứng là cây ca cao chắc chắn có đầu ra.
Tại Vũng Liêm- Vĩnh Long, từ năm 2008- 2011, diện tích ca cao liên tục tăng từ 100- 230 ha/năm. Nhưng từ năm 2012- 2013, chỉ tăng 50 ha/năm, không đạt kế hoạch. Riêng 6 tháng năm 2014, số lượng cây giống các hộ đăng ký trồng cũng mới đạt gần 42% kế hoạch… Nguyên nhân do đầu ra bấp bênh, nguồn thu nhập thấp, nên nhiều nông dân quay lưng với loại cây này.
Vì thế, dự án phát triển cây ca cao giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Vĩnh Long tập trung ở các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít và TX Bình Minh với kinh phí hơn 12 tỷ đồng đang gặp khó trong việc mở rộng diện tích...
Theo các nhà chuyên môn, ca cao vẫn là loại cây trồng xen trong vườn dừa có hiệu quả kinh tế ổn định nhất so các loại cây trồng xen hiện nay, song do nhiều hộ chưa chăm sóc “tới” nên năng suất thấp. Bên cạnh, việc nông dân chuyển đổi ồ ạt từ ca cao sang bưởi da xanh và một số loại cây ăn trái khác tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai do cung vượt cầu.
Để phát triển ca cao bền vững, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống cho người trồng, chuyển giao kỹ thuật; liên kết đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nông dân…
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin