Việc bắt buộc phải đăng ký biển số cho xe máy điện trên toàn quốc kể từ ngày 1/6/2014 đang làm cho các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng này gặp khó khăn. Còn những ai đang sở hữu xe máy điện thì rất lo lắng không biết phải làm sao. Hơn chục ngày trôi qua, chẳng mấy ai trong số những người có xe máy điện mặn mà đi đăng ký.
Việc bắt buộc phải đăng ký biển số cho xe máy điện trên toàn quốc kể từ ngày 1/6/2014 đang làm cho các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng này gặp khó khăn. Còn những ai đang sở hữu xe máy điện thì rất lo lắng không biết phải làm sao. Hơn chục ngày trôi qua, chẳng mấy ai trong số những người có xe máy điện mặn mà đi đăng ký.
Cơ quan quản lý yêu cầu hoàn thiện hồ sơ với hàng loạt giấy tờ liên quan đến xe điện- phương tiện mà cách đây vài năm khi nhu cầu tăng cao, hàng chục doanh nghiệp, hàng trăm cửa hàng trên các thành phố lớn đua nhau nhập khẩu, lắp ráp, bán rầm rộ trên thị trường.
Lúc đó, không cơ quan nào, không ai quy định phải có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng, rồi hóa đơn bán hàng… Giờ đây theo quy định, để được đóng thuế và đăng ký xe, người dân phải có đầy đủ hồ sơ, nếu không ra đường sẽ bị… phạt.
Nhiều người chạy ngược, chạy xuôi đến các cửa hàng trước đây bán xe để… xin giấy tờ, nhưng cửa hàng cũng không thể có những giấy tờ như vậy.
Những chính sách, quy định pháp luật ban hành nhưng không thực hiện được trong một chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của những nhà làm luật, tính rõ ràng và nghiêm minh của luật pháp, đồng thời khiến người dân có tâm lý… “nhờn” luật.
Mỗi năm, Quốc hội thông qua nhiều luật mới và sửa đổi; Chính phủ cũng ban hành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật, chưa kể các bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương cũng ban hành rất nhiều quy định khác. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là các quy định phải đúng, trúng và có tính khả thi.
Ngày Pháp luật Việt
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin