Khi một hộ không may có người bệnh nặng chữa trị dài ngày hay bệnh hiểm nghèo thì tấm thẻ BHYT như một “lá bùa hộ mệnh” vậy. Bởi, hộ giàu hay khá giả mà vướng vào trường hợp này mà không có BHYT thì rồi cũng sẽ rớt hạng xuống nghèo khó hoặc cận nghèo, do chi phí điều trị rất tốn kém.
Khi một hộ không may có người bệnh nặng chữa trị dài ngày hay bệnh hiểm nghèo thì tấm thẻ BHYT như một “lá bùa hộ mệnh” vậy. Bởi, hộ giàu hay khá giả mà vướng vào trường hợp này mà không có BHYT thì rồi cũng sẽ rớt hạng xuống nghèo khó hoặc cận nghèo, do chi phí điều trị rất tốn kém.
Quỹ BHYT đến nay đã chiếm khoảng 1/3 ngân sách nhà nước dành cho y tế và chiếm tỷ trọng xấp xỉ 67% nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở khám, chữa bệnh. Đó là điều đáng mừng, song vấn đề đáng lưu tâm là còn tồn tại tình trạng “lựa chọn ngược”, chỉ người bệnh, người già mới tham gia BHYT, dẫn tới mất cân đối quỹ BHYT.
Hiện cả nước có gần 63 triệu người tham gia BHYT trong tổng số hơn 90 triệu dân. Vấn đề là để nguồn quỹ BHYT thực sự là một “chiếc dù lớn” chở che cho bao người bệnh bất hạnh như thế thì cần tiếp tục mở rộng độ bao phủ BHYT lên mức cao hơn: 100% dân số chứ không chỉ là 70% hoặc hơn chút đỉnh như hiện nay.
Nếu nói “hôm nay mình trẻ, mình khỏe, cần gì mua BHYT” thì không sai, nhưng chưa đủ. Bởi, lúc mình về già, mang nhiều trọng bệnh, đặt lại câu hỏi ấy sẽ thấy… vô duyên. Bởi, mỗi người, mỗi hộ có vai trò rất quan trọng trong việc chung sức và sẻ chia, “góp gió thành bão”, thành sức mạnh toàn dân, thành “cây dù lớn” nhân đạo san sẻ khó khăn từ người giàu, người khỏe với người nghèo, người bệnh.
Dân tộc Việt
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin