Nghịch lý: “nghèo bền vững”

07:05, 23/05/2014

Về mặt lý luận và thực tiễn, không ai muốn mình nghèo cả. Ai cũng muốn vươn tới “ăn no mặc ấm” rồi “ăn ngon mặc đẹp”. Cho nên nói có người muốn “nghèo bền vững” xem ra chưa chính xác. Song, vấn đề này rất cần được mổ xẻ.

Về mặt lý luận và thực tiễn, không ai muốn mình nghèo cả. Ai cũng muốn vươn tới “ăn no mặc ấm” rồi “ăn ngon mặc đẹp”. Cho nên nói có người muốn “nghèo bền vững” xem ra chưa chính xác. Song, vấn đề này rất cần được mổ xẻ.

Với tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,6% năm 2012 và 7,8% vào năm 2013, Việt Nam là một trong những nước đã đạt mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm.
 
Những con số “biết nói” ấy khẳng định hiệu quả sau một loạt chính sách dành cho người nghèo lẫn cận nghèo đã được các cấp, các ngành thực hiện ráo riết trong các năm qua. Song, đây đó vẫn còn chuyện “luân phiên nghèo”, hay muốn… “nghèo bền vững” để hưởng lợi.

Theo một con số thống kê chưa đầy đủ, trên cả nước có khoảng 30 chính sách khác nhau cho người nghèo. Điều này thể hiện tính nhân văn trong xã hội ta, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Và cũng từ đây “đẻ” ra một bộ phận (dù không lớn) “ngồi không chờ hưởng lợi”, vô tình biến sự trợ giúp từ cộng đồng để tạo sự công bằng lại trở thành sự mất công bằng giữa các nhóm dân cư.

Một nguyên tắc trong giảm nghèo bền vững là làm sao cho người nghèo nhận thức và khao khát thoát nghèo, xem những hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng là bước đệm để vượt xa hơn.

Chỉ khi người nghèo tự quyết định con đường thoát nghèo của mình cùng với sự giám sát, hỗ trợ của cộng đồng thì ngân sách không phải gồng mình hỗ trợ cho những hộ nghèo “danh hiệu” nữa. 

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh