Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi các cục và tổng công ty trực thuộc, thuộc ngành hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt,… để chuẩn bị báo cáo tham luận về các giải pháp kết nối các phương thức vận tải, giảm áp lực vận tải đường bộ.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi các cục và tổng công ty trực thuộc, thuộc ngành hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt,… để chuẩn bị báo cáo tham luận về các giải pháp kết nối các phương thức vận tải, giảm áp lực vận tải đường bộ.
Với một quốc gia có hàng ngàn ki lô mét đường biển, sông ngòi chằng chịt, cảng biển, cảng sông dày đặc, hệ thống đường sắt chạy dọc chiều dài đất nước thì việc đường bộ oằn mình “gánh” hơn 90% lưu lượng hành khách và hơn 70% tổng khối lượng hàng hóa trên địa bàn cả nước là điều khó chấp nhận.
Dù những năm qua, một lượng vốn khổng lồ được đổ vào đường bộ để đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hàng loạt tuyến đường, nhưng hệ thống đường bộ vẫn ngày càng trở nên quá tải. Song song đó, chiến dịch kiểm soát xe quá tải đã được triển khai trên địa bàn cả nước từ 1/4/2014.
Tuy nhiên, khi việc kiểm soát tải trọng xe bắt đầu có kết quả khả quan, khi tình trạng xe quá tải hoạt động trên đường giảm hẳn, thì bắt đầu có ý kiến cho rằng việc lập trạm cân xe đã chặn việc lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Nhưng, có thể nói, thực tế trong một thời gian quá dài, các cơ quan chức năng đã lơi lỏng việc kiểm soát tải trọng xe nên tình trạng xe chở quá tải ung dung hoạt động, gây hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông. Hậu quả, đường xuống cấp nhanh, gây mất an toàn giao thông và Nhà nước hàng năm phải bỏ ra số tiền lớn để tu sửa.
Siết chặt kiểm tra vận tải đường bộ, bên cạnh mở rộng đa dạng loại hình vận tải sẽ vấp phải khó khăn, đụng chạm lợi ích cục bộ. Song, vì lợi ích chung phải kiên quyết làm và làm quyết liệt để rèn thói quen chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông vậy!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin