Qua thời “vàng hóa”

07:04, 15/04/2014

Có câu chuyện rằng, một bà bán rau mỗi ngày ki cóp được ngót trăm ngàn đồng, số tiền tích lũy ít ỏi ấy lâu lâu được bà dùng để mua 1- 2 chỉ vàng để dành. Bà con nhà vườn lâu ngày gặp khau “khoe nhỏ”: Qua vài mùa vụ, gom mua được mấy cây!

Có câu chuyện rằng, một bà bán rau mỗi ngày ki cóp được ngót trăm ngàn đồng, số tiền tích lũy ít ỏi ấy lâu lâu được bà dùng để mua 1- 2 chỉ vàng để dành. Bà con nhà vườn lâu ngày gặp khau “khoe nhỏ”: Qua vài mùa vụ, gom mua được mấy cây!

Hay chuyện một cụ ăn xin ngủ thớt thịt, bị trấn lột… mấy chục cây vàng, khiến nhà kinh tế một lần nữa đặt ra câu hỏi: “khó biết vàng trong dân là bao nhiêu”. Làm sao biến vàng trở thành nguồn lực nhằm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước?

Có thời trong quan hệ mua bán trên nhiều lĩnh vực, người ta lấy “cây”, “chỉ” định giá. Nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, giá vàng SJC đã giảm gần 12 triệu đồng/lượng, về mức dưới 35 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước và thế giới dù biến động mạnh nhưng tình trạng “sốt” vàng đã không diễn ra.

Cảnh rồng rắn xếp hàng mua bán vàng cũng đã chấm dứt. Kim loại quý này không còn hấp dẫn trong mắt người dân cũng như các nhà đầu tư, đầu cơ vàng.

Nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước kiên quyết chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, thị trường vàng chỉ còn quan hệ mua- bán vàng. Tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế giảm, kéo theo đó, vàng cũng bớt “lấp lánh” trong mắt người dân.

Một chủ trương thích hợp đã huy động được “của để dành” rất lớn trong dân vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh