Cứu ngành chăn nuôi

06:04, 01/04/2014

Không chỉ cây trồng mà ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua liên tục phải đối mặt với những rủi ro. Không thiên tai, dịch bệnh thì cũng xuất chuồng mất giá. Người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng nề và sản xuất trong tâm trạng bất an.

Không chỉ cây trồng mà ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua liên tục phải đối mặt với những rủi ro. Không thiên tai, dịch bệnh thì cũng xuất chuồng mất giá. Người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng nề và sản xuất trong tâm trạng bất an.

Rất nhiều nghịch lý luôn đè nặng lên vai người chăn nuôi.

Thực tế cho thấy, nước ta vẫn đang phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó người chăn nuôi là những trụ cột góp phần cung ứng nguồn thực phẩm để bình ổn giá, ổn định xã hội… Vậy nhưng lâu nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp căn cơ, hiệu quả để bảo vệ và tạo động lực cho người chăn nuôi.

Nghịch lý ở chỗ, mặc dù là ngành chăn nuôi vẫn sản xuất theo cung cách truyền thống nhưng hầu như “đầu vào” như thức ăn chăn nuôi lại phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu. Đối với chăn nuôi thì giá thành thức ăn chiếm tới 65- 70%.

Đã vậy, so với các nước xung quanh, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cao hơn khoảng 10%. Chi phí quá cao như thế mà giá bán lại rất thấp. Trong nhiều năm gần đây, có thời điểm người chăn nuôi bán các loại sản phẩm gia cầm và thịt heo hơi dưới giá thành, thua lỗ nặng nề. Và hầu như giá trên thị trường đều do thương lái thao túng.

Nghịch lý ở chỗ người chăn nuôi kêu lỗ, người tiêu dùng vẫn phải mua giá đắt. Có những sản phẩm như thịt bò ở nước ta bán đắt hơn rất nhiều so với thịt bò ngoại, nhưng nông dân không lời, lợi nhuận thì vào túi các khâu trung gian.

Ngành chăn nuôi đang tồn tại quá nhiều nghịch lý cần phải “tái cơ cấu một cách mạnh mẽ, căn cơ”. 

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh