Bài toán chăn nuôi

07:04, 16/04/2014

Nước ta hiện có 7,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 4 triệu hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ. Rõ ràng, cần tới gần 12 triệu hộ để nuôi 314 triệu con gà vịt và 3,8 triệu tấn thịt heo, trâu bò… là quá phân tán, quá lãng phí năng suất lao động.

Nước ta hiện có 7,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 4 triệu hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ. Rõ ràng, cần tới gần 12 triệu hộ để nuôi 314 triệu con gà vịt và 3,8 triệu tấn thịt heo, trâu bò… là quá phân tán, quá lãng phí năng suất lao động.

Đợt cúm gia cầm vừa qua, nói cho cùng chỉ có 140 hộ có gia cầm bị dịch. Đợt dịch tai xanh ở heo, đợt dịch lở mồm long móng ở trâu bò cũng vậy, chỉ có rất ít hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia súc, gia cầm mắc bệnh mà thôi nhưng tác hại của nó lại vô cùng lớn.

Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cứ tái đi, tái lại gây ra lãng phí cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng thức ăn thừa thì tất nhiên chẳng hộ nào quan tâm tới công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y.

Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quy hoạch cụ thể để phát triển chăn nuôi tập trung theo chu trình khép kín, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tuy nhiên, việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung còn nhiều khó khăn.

Có địa phương quy hoạch chăn nuôi như quy hoạch... khu công nghiệp. Đây là suy nghĩ sai lầm. Không nhất thiết phải đem gà, vịt, ngỗng, heo, bò nhốt vào một khu.

Cách làm tốt nhất là chúng ta phải chỉ ra vùng nào phù hợp với từng đối tượng vật nuôi để bố trí đất đai cho hợp lý. Song song với quy hoạch đất, cần quy hoạch lại các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; nhà máy chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung, công nghiệp; xây dựng các kho, cảng, giúp cho việc vận chuyển, dự trữ nguyên liệu thức ăn và thức ăn chăn nuôi... sao cho phù hợp nhất.  

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh