Dư luận đang rất xôn xao về Đề án tinh giản 100 ngàn công chức, viên chức do Bộ Nội vụ công bố.
Dư luận đang rất xôn xao về Đề án tinh giản 100 ngàn công chức, viên chức do Bộ Nội vụ công bố.
Thử bỏ bài tính thì 100 ngàn trong số 3 triệu người trong biên chế Nhà nước chưa phải là nhiều. Có người coi đây là “cuộc cách mạng nhân sự” mang tính đột phá. Có người phân vân đây có phải là một cuộc “cách mạng nhân sự” hay lại tạo ra một cuộc chạy đua mới để giữ lại vị trí hay là cơ hội để loại bỏ những “cái gai trong mắt”? Cũng có người lo lắng không biết mình có nằm trong “diện” được “giải quyết chính sách” hay không?
Không dễ để trả lời những câu hỏi như vậy! Tất nhiên câu trả lời sẽ là giảm những người không đủ tiêu chuẩn. Song, thế nào là đủ tiêu chuẩn và làm thế nào để chọn “đúng người, đúng việc” không phải dễ. Những tiêu chí nằm trong đề xuất mà Bộ Nội vụ đưa ra được cho là chưa rõ ràng, vẫn còn chung chung. Và như thế rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu công bằng trong việc giải quyết “đầu ra”.
Thật ra, chuyện tinh giản biên chế không phải là chuyện mới. Trước đây đã từng có “cuộc cách mạng nhân sự” khiến cho hàng vạn người ra khỏi biên chế và sau đó còn thực hiện nhiều đợt tinh giản biên chế tiếp theo nữa. Nhưng càng tinh giản, biên chế càng phình ra, bộ máy hành chính càng cồng kềnh, ngân sách chi cho nó ngày càng lớn. Về chất lượng cán bộ, không phải vì tinh giản mà chất lượng được nâng lên.
Người “Tây” duy lý, người Việt duy tình cả nể. Bởi nên, làm sao để thắng được chủ nghĩa duy tình, mạnh dạn lựa chọn, đánh giá chất lượng lao động của người thân, cấp trên hoặc bạn bè mình để… giảm biên chế cho đúng?
Muốn làm được những việc vô cùng phức tạp đó phải có quá trình chuẩn bị thật kỹ để tránh lặp lại sai lầm của những lần thực hiện tinh giản trước.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin