Mía đắng!

06:03, 11/03/2014

Chưa bao giờ giá mía tệ hại như lúc này, thương lái mua chỉ có 550 đ/kg trong khi chi phí đầu tư cho 1kg mía nguyên liệu thấp nhất cũng 700- 800 đ/kg nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Nhiều ruộng mía đang biến thành liếp chanh, vườn ổi, rau màu hay ao nuôi tôm…

Chưa bao giờ giá mía tệ hại như lúc này, thương lái mua chỉ có 550 đ/kg trong khi chi phí đầu tư cho 1kg mía nguyên liệu thấp nhất cũng 700- 800 đ/kg nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Nhiều ruộng mía đang biến thành liếp chanh, vườn ổi, rau màu hay ao nuôi tôm…

Việc nông dân bỏ mía đã khiến các nhà máy đường lo sốt vó và ngành chuyên môn rối bời vì nguy cơ đổ vỡ quy hoạch.

Ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương nhìn nhận, chuyển dịch từ cây mía sang nuôi tôm hay trồng các loại cây khác đang là bài toán vô cùng nan giải. Nếu làm không khéo hoặc làm theo phong trào sẽ phá vỡ quy hoạch chung và kéo theo hệ lụy “trồng- chặt” tiếp tục xảy ra, mà nông dân là người chịu thiệt hại trước tiên, sau đó tới các nhà máy đường.

Những “mùa mía đắng” thường xuyên lặp đi lặp lại nhưng lần này nhiều nông dân tuyên bố đoạn tuyệt vĩnh viễn với “cây có đường” vì không còn vốn và không đủ kiên nhẫn.

Theo nhà chuyên môn, trồng mía không có lời bởi chi phí giá thành cao do canh tác còn quá thủ công. Vùng có diện tích mía lớn nhất khu vực như Hậu Giang thì phần lớn diện tích trồng không lưu gốc do bị nước ngập 2- 3 tháng trong năm nên tốn tiền mua hom giống mỗi mùa.

Các nhà máy đường cũng chưa hiện đại bằng các nước trong khu vực nên giá thành sản xuất ra đường cao. Bên cạnh, đường nhập lậu vào kéo dài nhiều năm nay mà các ngành chức năng vẫn chưa có những giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Mùa mía ĐBSCL lại đắng nhưng hoàn toàn không phải do mía thấp chữ đường!

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh