Chẳng lẽ “bó tay”?

06:03, 07/03/2014

Phân bón “NPK hàm lượng gần 100% đất sét”, phân Kali hơn 80% làm bằng cát, gạch và phẩm màu... Đây không còn là câu chuyện quá mới mẻ, bởi tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả đã được phản ánh rất nhiều trong những năm qua.

Phân bón “NPK hàm lượng gần 100% đất sét”, phân Kali hơn 80% làm bằng cát, gạch và phẩm màu... Đây không còn là câu chuyện quá mới mẻ, bởi tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả đã được phản ánh rất nhiều trong những năm qua.

Song, điều mà không chỉ những nông dân một nắng hai sương đau đáu trăn trở là tại sao phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn “đất sống” khỏe như vậy?

Phân bón kém chất lượng gây ra nhiều hậu quả xấu: nông dân bị thiệt hại, thị trường phân bón trong nước bị nhiễu, ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón chân chính.

Tính ra, số tiền mà nông dân chịu thiệt hại do sử dụng phân bón giả, kém chất lượng lên đến hàng tỷ đồng mỗi vụ. Thế nhưng không riêng gì nông dân, ngay cả bản thân lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng phải lắc đầu ái ngại trước thực trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đang ở mức đáng báo động như hiện nay. 

Đáng nói là chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón hiện vẫn còn quá nhẹ, thiếu sức răn đe. Mới đây nhất, Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, nhiều hành vi vi phạm điều kiện sản xuất, gia công phân bón chỉ bị xử phạt từ… 1- 3 triệu đồng.

Giống như chuyện “3 bộ quản lý một mâm cơm” hay “4 bộ không biết ai có vai trò chính quản lý giá sữa”, việc quản lý mặt hàng phân bón cũng còn cảnh “cha chung”. Hiện có 2 bộ cùng tham gia quản lý nhà nước về phân bón, là Bộ Nông nghiệp- PTNT và Bộ Công Thương, song chưa phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm chính.

Có lẽ vì thế mà phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn “đất sống”!

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh