Tai nạn giao thông đang là vấn nạn cả nước. Nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân. Lâu nay mổ xẻ nguyên nhân thì cứ xoay quanh chuyện: đường xấu, lộ hẹp, chở quá tải, bác tài chạy ẩu,… Gần đây, lộ ra nguyên nhân khiến mọi người kinh hoàng. Đó là không ít bác tài phê ma túy khi cầm vô lăng!
Tai nạn giao thông đang là vấn nạn cả nước. Nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân. Lâu nay mổ xẻ nguyên nhân thì cứ xoay quanh chuyện: đường xấu, lộ hẹp, chở quá tải, bác tài chạy ẩu,… Gần đây, lộ ra nguyên nhân khiến mọi người kinh hoàng. Đó là không ít bác tài phê ma túy khi cầm vô lăng!
Chuyện “tài nghiện” mọi người nghe kinh hoàng nhưng dường như không quá xa lạ với cánh lái xe, đặc biệt lái xe đường dài.
Vụ tai nạn thảm khốc trên cầu Sêrêpốk giữa năm 2012, làm 36 người chết, hơn 20 người bị thương. Mặc dù không có bằng chứng để chứng minh tài xế sử dụng ma túy nhưng kết quả điều tra cho thấy tài xế này từng là dân nghiện và có tiền án 7 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo lý giải của cánh tài xế, nghề lái xe thuộc nhóm người có nguy cơ nghiện cao: công việc nặng nhọc, áp lực với những chuyến đi dài, thường xuyên xa gia đình thiếu thốn tình cảm lại có tiền trong tay nên dễ sa ngã.
Một “tài nghiện” thổ lộ: “Lúc phê ma túy, tinh thần phấn chấn thì lái xe mới “bốc”, song được một lúc thì tay chân bủn rủn, mắt mờ, mệt mỏi. Nhiều khi thiếu thuốc chưa “độp” kịp, mệt quá, phải tấp xe vào lề nằm nghỉ. Nếu có hàng gấp thì phải giao xe cho lái phụ, tới đâu hay tới đó”.
Một đợt kiểm tra lưu động trên tuyến đường Tây nguyên cho thấy, trong 149 tài xế, đã phát hiện 8 bác tài nghiện. Có ý kiến cho rằng, tại các điểm tuần tra kiểm soát của CSGT, phải thực hiện thêm việc kiểm tra tài xế có nghiện hay không.
Việc này là cần nhưng chưa đủ. Bởi để kiểm tra thì phải kèm theo cả một quy trình, cả về máy móc thiết bị và cứ mỗi lần ghé trạm, mọi bác tài phải xuất… tí huyết! Đến khi xét nghiệm dương tính thì tài xế bị cấm lái, xe cộ, hàng hóa ùn ứ, thiệt hại không nhỏ. Bởi vậy, cách ngăn chặn tốt nhất đối với cánh tài xế nghiện là cần làm trước ở “trong nhà”, tức là phải chặn được từ gốc.
Tuy nhiên, việc trông đợi vào sự chủ động của nhiều DN khá khó khăn, khi chính một số DN biết nhưng “lờ” đi.
Xem ra để trị “bác tài nghiện”, cần phải tiếp tục “bắt mạch”, “kê toa”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin