Trong những năm qua, đời sống nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn.
Trong những năm qua, đời sống nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn.
Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững; hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, những con đường nông thôn báo động về tình trạng tai nạn giao thông.
Người dân Việt
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 ngày nghỉ Tết Giáp Ngọ 2014 đã có 286 người chết, 324 người bị thương vì tai nạn giao thông.
Tuy có giảm hơn năm ngoái về số vụ, số người chết và bị thương nhưng số vụ tai nạn vẫn cao, nhiều vụ nghiêm trọng vẫn xảy ra, nhất là trên đường bộ.
Đặc biệt, điều đáng báo động là hầu hết các vụ tai nạn, trong đó có các vụ tai nạn gây chết người phần lớn đều xảy ra ở vùng nông thôn, vùng có đường mới mở, không có lực lượng công an cảnh giới.
Theo thống kê, trên 90% các vụ tai nạn đều do xe máy gây ra, người điều khiển xe máy đều uống rượu bia, không đội nón bảo hiểm, chở nhiều người cũng không thèm đội nón bảo hiểm.
Tình trạng đáng buồn này xuất phát từ ý thức chủ quan, không chấp hành pháp luật và không tự bảo vệ tính mạng mình của người dân nông thôn, trong đó chủ yếu là thanh niên.
Bên cạnh đó, có một phần lỗi từ các lực lượng tham gia quản lý trật tự giao thông ở vùng nông thôn, ngoại thành cũng… ăn tết mà lơ đễnh chuyện tuần tra, nên các vụ vi phạm trật tự và tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng ở khu vực nông thôn cũng là điều dễ hiểu.
Vì vậy, trước khi nói về ý thức người dân, cần nói đến ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước như ngành giao thông, ngành công an và các cấp chính quyền. Đường nông thôn ngày càng thông nhưng chưa... an toàn.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin