Cái Tết Nguyên đán chưa qua thì mùa lễ hội đến. Có lẽ người Việt mình có mùa tết năm mới dài nhất thế giới, dù còn nghèo. Tháng Giêng chưa đủ, dân ta còn có “tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”.
Cái Tết Nguyên đán chưa qua thì mùa lễ hội đến. Có lẽ người Việt mình có mùa tết năm mới dài nhất thế giới, dù còn nghèo. Tháng Giêng chưa đủ, dân ta còn có “tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tô Ngọc Thanh đã từng khẳng định: “Chúng ta không có truyền thống coi tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
Xin không bàn về có hay không “Tháng ăn chơi” nhưng có thực tế là “tháng của hội hè” ngày càng rầm rộ và nhiều biến tướng mà nhiều nhà văn hóa dùng từ “lệch chuẩn”.
“Lệch chuẩn” là cụm từ mà rất nhiều nhà văn hóa đã rất đau lòng khi nói về văn hóa đi lễ hội của một bộ phận tầng lớp dân chúng. Nhiều người Việt
Một trong những nét đẹp của lễ hội là khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống văn hóa lịch sử.
Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế khá phổ biến là nhiều người khi đi lễ hội không hề hay biết về văn hóa lễ hội mà mình tham gia. Nhiều người đi đình, đi chùa chủ yếu là cầu tài, cầu lộc và hầu như không ai được tuyên truyền và giảng giải về văn hóa giáo lý của nhà Phật, vì thế đã dẫn tới một loạt các hành vi phản cảm chốn tâm linh.
Năm nào báo chí cũng đã tuyên truyền và năm nào ngành văn hóa cũng đã ra quân ngăn chặn, những hiện tượng đó cũng có phần giảm sút và hạn chế, tuy nhiên sau đó đâu lại vào đấy.
Lễ hội đi đến tình trạng “lệch chuẩn” và “vượt chuẩn” thì phải có sự can thiệp mạnh mẽ của cơ quan văn hóa. Phải chấn chỉnh thật nghiêm túc để tránh những hiệu ứng xã hội lệch lạc. Người dự hội cần được trang bị kỹ năng hành xử trong lễ hội. Còn nhà quản lý thì có ở cơ sở và ở cấp trên, cần có cơ chế, có sự giám sát để kéo văn hóa lễ hội trở lại… đúng chuẩn!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin