Những năm qua, tuy đời sống kinh tế- xã hội nông thôn đã có sự phát triển: nhà ở được cải thiện, các dịch vụ cuộc sống đến với người dân dễ dàng hơn nhờ nhiều chính sách hướng về nông thôn. Tuy nhiên, bức tranh nông thôn vẫn còn những gam màu tối mà trong đó khoảng cách giàu- nghèo là vấn đề thực sự đáng lo ngại.
Những năm qua, tuy đời sống kinh tế- xã hội nông thôn đã có sự phát triển: nhà ở được cải thiện, các dịch vụ cuộc sống đến với người dân dễ dàng hơn nhờ nhiều chính sách hướng về nông thôn. Tuy nhiên, bức tranh nông thôn vẫn còn những gam màu tối mà trong đó khoảng cách giàu- nghèo là vấn đề thực sự đáng lo ngại.
Khoảng cách giàu nghèo gần gấp 10 lần (từ 9,2 lần vào năm 2010 lên 9,4 lần vào năm 2012).
Trong 2 thập kỷ qua, nước ta đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% xuống dưới 10%. Tuy nhiên, nguy cơ tái nghèo còn cao, các vùng nghèo và sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn còn tồn tại dai dẳng, vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm tính bền vững của các kết quả đã đạt được. Đó là chưa kể đang có khoảng 1 triệu lao động dịch chuyển từ nhóm chính thức sang nhóm phi chính thức, tức là không tiếp cận được đầy đủ các dịch vụ an sinh xã hội và dịch vụ xã hội (do không có hộ khẩu ổn định).
Liên Hợp Quốc vẫn đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm nghèo của Việt Nam, nghiên cứu xóa bỏ các rào cản hạn chế từ các chính sách giảm nghèo hiện tại, giúp Việt Nam đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Khoảng cách giàu- nghèo không chỉ là một chỉ tiêu kinh tế, nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm… cũng như giảm chính sách bao cấp, cho không của Nhà nước; sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội; mỗi hộ, mỗi người phải có ý thức tự lực, tự chủ vươn lên.
Mỗi người Việt Nam yêu nước đều phải biết cầm “cần câu “ câu “con cá” là vậy!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin