Sau khi có thông tin kết quả khảo sát PISA 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), không ít người đã bị… choáng.
Sau khi có thông tin kết quả khảo sát PISA 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), không ít người đã bị… choáng.
Người choáng vì tự hào “có thế chứ”, người choáng vì … hồ nghi. Bởi, theo kết quả công bố sau khi khảo sát hơn 510.000 học sinh trên tổng số 65 quốc gia và nền kinh tế, học sinh Việt Nam xếp thứ 17 về Toán. Vị trí này cao hơn cả nước Mỹ và Vương quốc Anh.
Họ hồ nghi và phán một câu: “Không ai hiểu thực lực mình bằng… mình”. Bởi, theo OECD, có 2 chỉ số ảnh hưởng đến kết quả
Họ có lý của họ. Nhưng, thiết nghĩ, không tự hào hão song cũng đừng tự ti quá đáng. Việt Nam chúng ta vốn có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa, học mọi nơi, mọi lúc; từ “học ăn, học nói, học gói, học mở” cho đến “con thi trường học, mẹ thi trường đời”… thì tại sao “không thể” chứ? Báo chí Mỹ (Scholasic) nhìn nhận về Việt
Quốc gia tham dự PISA lần đầu tiên năm 2012 đã vượt lên ngoạn mục, nằm trong dach sách các nước có kết quả thi đứng đầu thế giới, làm lu mờ kết quả thi Toán và Khoa học của nước Mỹ, như báo trước nỗi sợ mang tên vệ tinh Sputnik đã từng có trong lịch sử…”
Kể ra cũng đáng tự hào lắm, khi người Mỹ lấy đó so sánh với cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô cũ những năm 1957. Vấn đề là từ niềm tự hào đó, chúng ta phải làm gì để không bị đánh giá là “giỏi học, giỏi thi nhưng không giỏi làm việc” (theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) năm 2012, năng suất lao động của người Việt
Có điều gì bất hợp lý ở đây khi học sinh ta học giỏi hơn họ mà năng suất làm việc lại kém họ đến 20 lần?
Câu hỏi lại được trao cho những nhà quản lý ngành giáo dục để tiếp tục giải bài toán chất lượng giáo dục, để người dân có thể an tâm và tự hào khi có những cú vượt thực sự ngoạn mục trên sân chơi quốc tế
Vì thế, không ít người tán đồng cùng một bạn đọc rằng: “Đừng tự hào nghèo mà học giỏi. Hãy tự hỏi sao giỏi thế vẫn nghèo”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin