Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thương tích do tai nạn đường bộ ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thương tích do tai nạn đường bộ ở Việt
Khảo sát tại 2 bệnh viện lớn nhất nước ta cho thấy, số ca tử vong do tai nạn trong giao thông đường bộ chiếm tới hơn 30% và 60% bệnh nhân chấn thương nhập viện do “bia dẫn lối, rượu đưa đường”.
Theo một kết quả nghiên cứu, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10- 30%, ngoài ra rượu còn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực. Rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và quá trình xử lý, truyền tải hình ảnh tới não bộ, gây ước tính sai về khoảng cách.
Người say rượu, bia dễ gây ra lỗi nguy hiểm như chạy xe quá tốc độ quy định, tránh vượt ẩu, đi sai phần đường; hành vi của họ lại bất thường, khiến người tham gia giao thông chung quanh khó tránh... So với các quốc gia trong khu vực, và trên thế giới, nước ta có mức tiêu thụ rượu, bia vào top đầu.
Luật Giao thông đường bộ quy định, nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu, bia đối với người lái ôtô khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức rất thấp nồng độ cồn trong máu đối với người đi xe gắn máy.
Tuy tuyên truyền nhiều, xử phạt nhiều nhưng số người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia vẫn không giảm. Do đó, để hạn chế được tình trạng này, cần phải tăng nặng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe; mở các chiến dịch dài hơi nhằm kiểm tra, kiểm soát người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là vi phạm uống rượu, bia…
Nhưng, suy cho cùng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm “nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông” cùng chung tay xây dựng “văn hóa giao thông” mới hy vọng làm giảm tai nạn giao thông một cách bền vững.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin