Có lẽ ai cũng hiểu, xoa dịu một niềm đau bao giờ cũng tốt hơn “săm soi, đào xới” khiến niềm đau, vết thương rướm máu… Bởi vậy, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng để phòng, chống HIV/AIDS.
Có lẽ ai cũng hiểu, xoa dịu một niềm đau bao giờ cũng tốt hơn “săm soi, đào xới” khiến niềm đau, vết thương rướm máu… Bởi vậy, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng để phòng, chống HIV/AIDS.
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử, xa lánh đối với người bị nhiễm HIV/AIDS đã làm những người bị nhiễm HIV/AIDS e ngại, giấu bệnh, không dám công khai, do vậy họ không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người bị nhiễm HIV, không cởi mở để được sẻ chia…
Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã có hiệu lực thi hành từ lâu, trong đó có quy định nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Song, nói thì dễ nhưng làm được thì thật sự khó khăn, bởi đây đó vẫn còn tình trạng xa lánh, hất hủi người nhiễm HIV/AIDS- ngay cả người trong gia đình.
Cần phải chung tay đấu tranh chống lại tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, bởi HIV/AIDS là tình trạng bệnh lý, cần phải được quan tâm chia sẻ và chăm sóc, điều trị, chứ không phải là tệ nạn xã hội phải bị lên án, trừng trị.
Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi sẽ góp phần vào việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, vừa tạo điều kiện phòng, chống tốt một loại dịch bệnh để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và xã hội, vừa hành động mang đậm tính nhân văn, đúng theo pháp luật quy định và đúng theo lương tâm của một con người.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin