“Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng”

07:11, 20/11/2013

Những ngày này, nghe giọng hát da diết của Cẩm Ly, lòng không khỏi chùng xuống: “Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/ Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy/ Để em đến bến bờ ước mơ/ (…)/ Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng/ Sáng soi bước em trong cuộc đời…” (“Người thầy” của Nguyễn Nhất Huy).

Những ngày này, nghe giọng hát da diết của Cẩm Ly, lòng không khỏi chùng xuống: “Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/ Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy/ Để em đến bến bờ ước mơ/ (…)/ Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng/ Sáng soi bước em trong cuộc đời…” (“Người thầy” của Nguyễn Nhất Huy).

Xã hội thời nào cũng vậy, luôn tôn vinh người thầy. Với tuổi nhỏ, những người thầy giúp học trò mình làm quen con chữ, bài toán cộng trừ đơn giản. Lớn lên một chút, người thầy truyền dạy kiến thức. Và khi lớn nữa, những người thầy lại dạy học trò mình cách tra chìa khóa mở cửa kho tri thức vô tận cũng như cách tiếp cận, chắt lọc nó. Và, dù gì đi nữa thì với người thầy, có thể gom vào một chữ “dạy”- dạy kiến thức và cả dạy làm người.

Trong số đó, có biết bao nhiêu người thầy lặng lẽ đi về, lặng lẽ làm người chèo thuyền đưa học trò qua dòng sông chữ nghĩa mà chẳng cần kể công, chẳng cần biết học trò có nhớ đến mình không… Cứ thế, lặng lẽ qua bao mùa nước lớn ròng, qua bao mùa lá thu rơi…

Những người thầy ngày xưa, những người thầy đi xa mà ta chưa từng gặp lại, những người thầy đã khuất… những người thầy con của ta, những người thầy ta chưa từng gặp… sẽ mãi lung linh trong niềm tôn kính của mỗi chúng ta, như “cành hoa trắng, vẫn lung linh trong vườn xưa”.

Dù cho xã hội phát triển và hiện đại đến đâu thì câu ca dao: “Sang sông phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” vẫn còn nguyên giá trị.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh