Xe công

06:10, 31/10/2013

Người nắm “hầu bao” nhà nước vừa lên tiếng dự báo với Quốc hội, năm 2014 sẽ tiếp tục gặp khó khăn; do vậy, việc chi từ “hầu bao” quốc gia phải hết sức chặt chẽ. Còn các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng về siết chặt tài chính, cắt chi tiêu thường xuyên, giảm chi cho bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả…

Người nắm “hầu bao” nhà nước vừa lên tiếng dự báo với Quốc hội, năm 2014 sẽ tiếp tục gặp khó khăn; do vậy, việc chi từ “hầu bao” quốc gia phải hết sức chặt chẽ. Còn các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng về siết chặt tài chính, cắt chi tiêu thường xuyên, giảm chi cho bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả…

Trong chi phí công vụ thì lĩnh vực xe công là vấn đề đáng bàn. Tính đến hết năm 2012, cả nước có 34.565 xe công, tổng giá trị hơn 18.000 tỷ đồng. Chuyện xe cộ của quan chức được báo chí nói rất nhiều.

Có những vị trí cần phải trang bị xe, khai thác, sử dụng hiệu quả, phục vụ đúng công việc; nhưng cũng có rất nhiều vị trí mà xe công chỉ dùng làm cảnh, phục vụ ‘’tư tác’’ nhiều hơn công tác, đó là một thực tế mà báo chí đã lên tiếng: “Xe công đi chùa”, “Xe 80B xếp hàng đi ăn cưới”; “Xe công tràn ngập lễ hội…”; “Xe công xài như của chùa nói mãi không hết!”;...

Theo quy định, cấp chức cỡ nào được ngồi xe giá trị tương ứng thế nhưng chuyện sắm xe vượt chuẩn cũng khá phổ biến. Ví như mấy quan “nhà đèn” không chỉ sắm xe vượt chuẩn mà còn đưa tiền mua xe vào giá thành tiền bán điện, khiến dư luận nổi sóng.

Ai cũng biết, xe công đi liền với chi phí sử dụng xăng dầu, bảo trì, sửa chữa, quỹ tiền lương cho lái xe. Cho nên, lương của một quan chức có tiêu chuẩn đi ôtô chỉ chục triệu đồng/tháng, nhưng chi phí cho phục vụ đi lại của người này lại cao gấp 2, gấp 3 lương.

Bởi vậy, có ý kiến đề xuất rất hay. Đó là giải pháp giảm xe công bằng cách khoán xe công để tiết kiệm ngân sách. Nhưng, xem ra giải pháp này khó…“đi vào cuộc sống”.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh