Thành tựu già hóa dân số

06:10, 03/10/2013

Kết quả điều tra biến động dân số năm 2012 cho thấy, dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều (chưa đến 20 năm) so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn.

Kết quả điều tra biến động dân số năm 2012 cho thấy, dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều (chưa đến 20 năm) so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn.

Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số” do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức hôm 25/9.

Rõ ràng, nếu cứ khoảng 10 người mà có 1 người trên 60 tuổi thì đây quả là một trong những thách thức không nhỏ. Bởi, đi đôi với vấn đề già hóa dân số là hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có “gói lương hưu” khổng lồ, hệ thống y tế đủ năng lực cũng như nhiều chính sách an sinh xã hội khác...

Song, ở một khía cạnh khác rất nhân văn của người Việt Nam, có thể nhìn già hóa dân số như một thành tựu của Đảng và Nhà nước ta trong thực thi các chính sách dân số, chứ không nên nghiêng về cách nhìn đó là gánh nặng xã hội.

Lý do: Dù người già sức khỏe không đảm bảo, việc làm không có; dù người già thu nhập thấp, thậm chí không có thì trong gia đình, họ vẫn là cái nền căn bản của căn nhà, là niềm tự hào của cả nhà.

Chăm sóc người cao tuổi vẫn là một cấu phần chính sách quan trọng mà Chính phủ đã nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước.

Cái chính bây giờ là chúng ta phải nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức trong quá trình già hóa dân số cũng như xúc tiến các chương trình can thiệp giúp giải quyết thành công vấn đề già hóa và các mối quan ngại của người già.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh