Cứ đến mùa là rơi vào điệp khúc “lúa thừa, giá thấp”, trong khi các mặt hàng bắp, đậu nành lại luôn thiếu hụt vì doanh nghiệp có nhu cầu mua để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cứ đến mùa là rơi vào điệp khúc “lúa thừa, giá thấp”, trong khi các mặt hàng bắp, đậu nành lại luôn thiếu hụt vì doanh nghiệp có nhu cầu mua để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Điểm lại vài con số không khỏi giật mình, bởi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chế biến hàng năm của nước ta rất lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2009: 2 tỷ USD, năm 2012: 3 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu các mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2013 cũng đang ở mức hơn 40%).
Trong 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được các doanh nghiệp nhập khẩu về năm 2012 thì bắp chiếm 1,6 triệu tấn. Theo tính toán của các chuyên gia, để không phải nhập 1,6 triệu tấn bắp hàng năm nữa thì cần phải trồng thêm 320.000ha (với năng suất bình quân 5 tấn/ha).
Thực tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã khuyến khích sản xuất 2 loại cây này nhưng nhiều năm qua diện tích vẫn không tăng...
Nguyên do, có nhiều nguyên do. Nhưng, vẫn là những nguyên do cũ rích: bắp, đậu nành đã ít lại trồng không tập trung; chất lượng hạt thấp. Nhiều địa phương trước nay có trồng một vụ đậu nành luân canh lúa nhưng không có thương lái nào đến mua. Trong khi đó, chi phí đầu vào ngày một tăng, thu hoạch thủ công quá cực nhọc nên nông dân chán, lại chuyển trồng lúa nên diện tích trồng đậu nành, bắp ngày càng giảm.
Trong thời gian tới, muốn phát triển diện tích bắp, đậu nành, thiết nghĩ ngành nông nghiệp phải đẩy mạnh việc quy hoạch vùng cơ cấu lúa- màu hợp lý với giống cao sản. Bên cạnh, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng thêm nhà máy chế biến và thu mua sản phẩm cho nông dân.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin