Chuyện nông dân bỏ ruộng có thể chỉ xảy ra ở các đồng Bắc hoặc Trung Bộ chứ ở ĐBSCL thì chưa có chuyện bỏ ruộng hoang. Thậm chí chính quyền, ngành nông nghiệp không “cản” được nông dân trồng lúa vụ thứ ba trong năm.
Chuyện nông dân bỏ ruộng có thể chỉ xảy ra ở các đồng Bắc hoặc Trung Bộ chứ ở ĐBSCL thì chưa có chuyện bỏ ruộng hoang. Thậm chí chính quyền, ngành nông nghiệp không “cản” được nông dân trồng lúa vụ thứ ba trong năm.
Thật ra ở vùng Nam Bộ không chỉ điều kiện tự nhiên mà thói quen canh tác từ lâu đời là chỉ biết trồng lúa, nên cho dù lợi nhuận từ trồng lúa ngày càng giảm đi. Nếu không “làm ruộng” thì làm gì, nên họ làm lúa vụ ba lấy công làm lời, hay “lấy lúa cũ đổi lúa mới” cũng được. Chưa bỏ ruộng nhưng nông dân ĐBSCL ngày càng ít đặt hy vọng vào mảnh ruộng của mình.
Bởi vậy, hiện tượng nông dân bỏ ruộng hoặc không còn gắn bó cũng đòi hỏi phải nhìn ra nguyên nhân quan trọng, từ đó có giải pháp hiệu quả hơn để bảo đảm sinh kế, cũng như giúp dân yên tâm gắn bó với đất lúa. Nhìn vào khía cạnh này có thể thấy, phát triển sản xuất nông nghiệp lâu nay chỉ dựa vào tỷ lệ quay vòng đất cao, sử dụng hóa chất, phân bón để tăng sản lượng nông sản, còn chất lượng, giá trị gia tăng thấp là nguyên nhân chính.
Đồng thời, việc ưu tiên phát triển công nghiệp trong thời gian qua chưa chú trọng đến các lĩnh vực gắn với sản xuất nông nghiệp. Do vậy, 95% nông sản chế biến thô và xuất khẩu, trừ rất ít nông sản có thể chế biến, thay thế nhập khẩu nên tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp cũng giảm dần.
Trước nay, đã có nhiều giải pháp giúp dân gắn bó với đồng ruộng như giảm diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng các cây màu cho thu nhập cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy, chuyển loại cây trồng, thậm chí chuyển sang nuôi thủy sản xảy ra rất nhiều rủi ro nên nông dân độc canh cây lúa vì “ăn chắc mặc bền”.
Bởi vậy, chủ trương “tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đang là việc làm cần thiết để nâng cao đời sống nông dân, đổi mới nông thôn. Nhưng, vấn đề cần đặt ra là mô hình cho phát triển nông nghiệp phải phù hợp đặc điểm riêng từng địa bàn, không thể “mặc đồng phục” cho tất cả các loại nông sản như việc làm phổ biến trước đây.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin