Vấn nạn tham nhũng, lãng phí ngày càng trở nên trầm trọng nhưng cũng cần xác định rõ nguyên nhân bắt nguồn, lĩnh vực nào để có “liều thuốc đặc trị”. Nguyên nhân được chỉ ra là bắt nguồn từ chính sự “lãng phí trong chủ trương đầu tư”, dẫn đến dự án được phê duyệt ồ ạt, không cần tính đến nguồn vốn, hiệu quả sau đó.
Vấn nạn tham nhũng, lãng phí ngày càng trở nên trầm trọng nhưng cũng cần xác định rõ nguyên nhân bắt nguồn, lĩnh vực nào để có “liều thuốc đặc trị”. Nguyên nhân được chỉ ra là bắt nguồn từ chính sự “lãng phí trong chủ trương đầu tư”, dẫn đến dự án được phê duyệt ồ ạt, không cần tính đến nguồn vốn, hiệu quả sau đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, các công trình đầu tư công đang gây thất thoát, lãng phí từ 20- 30%. Nhưng bức xúc hơn, có những công trình như chợ xây xong không ai vào mua bán; cầu hoàn thành không có đường đi; cầu, cống, đập thủy lợi làm cho có... thì lãng phí đến 100%.
Thực tế cho thấy, rất nhiều dự án ra đời không dựa trên nét đặc thù về lợi thế và vị trí riêng, mà thường sao chép lẫn nhau. Tỉnh nào cũng có cảng biển, sân bay, sân golf, những khu công nghiệp mênh mông để cỏ mọc… bất chấp hiệu quả kinh tế. Vốn đầu tư từ ngân sách là tiền thuế của dân, thua lỗ dân chịu... nên một số nơi vẫn phóng tay phê duyệt.
Dàn trải, lãng phí, dẫn đến thất thoát, tham nhũng trong đầu tư công một lần nữa lại được đề cập tới khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Dự án Luật Đầu tư công. Hy vọng Luật Đầu tư công được ban hành theo hướng siết chặt lại chủ trương đầu tư, quy trình, thẩm định, phê duyệt sẽ là “vắc xin” ngăn chặn vấn nạn đầu tư tràn lan, gây lãng phí.
Một đạo luật về đầu tư công là cần thiết nhưng phải rút kinh nghiệm từ nhiều bộ luật đã ban hành “những nguyên tắc chung chung”.
Dư luận mong chờ Luật Đầu tư công ngăn chặn có hiệu quả được tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, gây lãng phí rất lớn. Trong đó cần quy định thật rõ: Người quyết định chủ trương đầu tư sai phải chịu trách nhiệm!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin