Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện năm thứ ba. Bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều công trình giao thông thủy lợi, mô hình sản xuất mới được đầu tư hiệu quả đã phản ánh sự chung sức, đồng lòng của người dân… Nông thôn đang mỗi ngày
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện năm thứ ba. Bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều công trình giao thông thủy lợi, mô hình sản xuất mới được đầu tư hiệu quả đã phản ánh sự chung sức, đồng lòng của người dân… Nông thôn đang mỗi ngày một mới.
Nhưng xây dựng nông thôn mới cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp trong xã hội. Theo chủ trương ban đầu, 40% nguồn vốn thực hiện chương trình sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước, 20% từ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chỉ đóng góp 10%.
Song thực tế hiện nay Nhà nước vẫn đóng góp khoảng 50%, người dân phải đóng từ 15- 20% trong khi doanh nghiệp mới chỉ đóng góp 5%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Doanh nghiệp cho rằng giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp; cơ sở hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, môi trường kinh doanh nhiều hạn chế; sự phối hợp liên kết “4 nhà” chưa tốt dẫn đến “được mùa mất giá” do thương lái ép giá nông dân hoặc nông dân không tuân thủ đúng cam kết…
Bởi nên, doanh nghiệp không muốn mạo hiểm tham gia vào lĩnh vực này vì xác suất rủi ro khá cao do phụ thuộc vào thiên nhiên, vốn đầu tư lớn và thu hồi chậm…
Bởi nên, để kéo doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hướng về nông thôn. Cụ thể, bỏ bớt rào cản về thủ tục hành chính, tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Đồng thời, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các gói hỗ trợ của nhà nước như hỗ trợ vốn, lãi suất. Mặt khác, cần có nguồn vốn, chương trình tín dụng ưu đãi gắn với những chính sách mang tính đặc thù, dài hạn để doanh nghiệp “rộng đường” góp công sức, trách nhiệm của mình với “lũy tre làng”.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin