Một báo cáo mới đây của Bộ Y tế cho thấy, đến cuối năm 2012, cả nước có gần 28.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Một báo cáo mới đây của Bộ Y tế cho thấy, đến cuối năm 2012, cả nước có gần 28.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cảnh báo con số thực tế có thể cao gấp 10 lần. Bởi riêng năm 2012, cả nước chỉ có gần 2 triệu lao động (chưa tới 4% lao động có việc làm) được khám sức khỏe và hiện chỉ có khoảng 10- 15% cơ sở sử dụng lao động là có quản lý về sức khỏe người lao động.
Điều đó cho thấy điều gì?
Điều kiện lao động ở nước ta còn nhiều vấn đề chưa tốt: môi trường ô nhiễm, độc hại, làm việc ngoài giờ (và không ai dám đảm bảo rằng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm),...
Điều đó cho thấy điều gì?
Con số ước lượng “có thể cao gấp 10 lần” còn trừu tượng quá (dù bài toán đơn giản là chỉ cần thêm số 0 vào con số 28.000). “Tảng băng chìm” đó thật sự là mối đe dọa về nguồn nhân lực khi bệnh nghề nghiệp làm giảm đi một lực lượng lao động nguồn, đó là chưa kể chi phí chữa trị bệnh nghề nghiệp không hề nhỏ.
Điều đó còn cho thấy, đa số người lao động sẽ chỉ thấy “phần nổi của tảng băng” và chủ quan, lơ là trong việc phòng chống bệnh nghề nghiệp. Trong khi đó, gia tăng bệnh nghề nghiệp còn là vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội khi mất đi một phần lực lượng lao động giàu kinh nghiệm đồng thời phải tốn một khoản chi phí không nhỏ trong công tác điều trị.
Khi Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo số người chết vì bệnh nghề nghiệp cao gấp 6 lần tai nạn lao động thì người lao động không thể lơ là, phó mặc sinh mệnh mình theo kiểu “trời kêu ai nấy dạ”.
Lâu nay, ta cứ tuyên truyền phòng chống tai nạn lao động mà dường như đang bỏ ngỏ mảng bệnh nghề nghiệp.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin