Nội dung văn bản không cho công dân và nhà báo tự ý ghi hình cảnh sát giao thông (CSGT) có từ hồi cuối tháng 4, do Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt Trần Sơn Hà ký.
Nội dung văn bản không cho công dân và nhà báo tự ý ghi hình cảnh sát giao thông (CSGT) có từ hồi cuối tháng 4, do Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt Trần Sơn Hà ký.
Nói về việc này, anh Hai xe ôm “lý sự”:
- Nếu được đồng ý mới có thể quay phim, chụp ảnh CSGT thì làm sao có clip CSGT nhận tiền đút lót, hối lộ như thời gian qua những người dân đã làm và cung cấp cho báo chí?
Chị Ba bán cà phê góp thêm:
- Ừ, như cái chuyện tài xế hất CSGT lên ca bin để bỏ chạy đó. Hổng lẽ khi đó, nhà báo hay người nào đó phải chạy theo hỏi xin CSGT để được quay phim, chụp hình à?
Về nguyên tắc, công dân hay nhà báo được làm những điều mà pháp luật không cấm. Có nghĩa là họ được chụp hình, quay phim ngoài các khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh.
Ghi ảnh CSGT khi đang thi hành công vụ không thể hiểu là ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) nên không cần phải được CSGT (hay bất cứ cá nhân nào) có mặt ở nơi công cộng này “đồng ý”, hoặc “không đồng ý”.
Khi ta hướng tới một cơ chế ngày càng minh bạch, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hơn thì rõ ràng, người dân hay nhà báo đang là một kênh giám sát hiệu quả. Đó là chưa kể nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin