Chưa bao giờ từ văn hóa lại được nhắc nhiều như lúc này. Phải chăng, do con người chúng ta chưa bao giờ lại thiếu ý thức văn hóa như lúc này?
Chưa bao giờ từ văn hóa lại được nhắc nhiều như lúc này. Phải chăng, do con người chúng ta chưa bao giờ lại thiếu ý thức văn hóa như lúc này?
Ngoài 2 chữ “văn hóa” thiệt thọ như từ trước tới nay thì xã hội xuất hiện vô số cụm từ liên quan. Vậy để thấy rằng, văn hóa trong từng gia đình đang có vấn đề.
Thế nên, mới có văn hóa giao thông, văn hóa giao tiếp, văn hóa đọc, văn hóa nghe, văn hóa đô thị, văn hóa tuổi teen; rồi gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa;… Cậu tôi- một người cao tuổi- cảm thấy bối rối vì chuyện văn hóa ngày nay, chép miệng: “Hồi xưa, hổng có chuyện bình bầu gia đình văn hóa đâu nhưng trong gia đình thì “trên nói dưới nghe”, "kính trên nhường dưới”, gia đình 4- 5 thế hệ sống chung mà hòa thuận, vui vẻ…”
Ông đặt câu hỏi: Vậy thì ngày nay, vì cái gì mà nhiều gia đình loạn lên như vậy? Rồi ông tự trả lời: “Vì cha không làm gương, ăn nhậu bê bết. Mẹ không lo quán xuyến việc nhà, chơi đề, đánh bài. Con không trọng nên bỏ học, quậy quạng, lao theo cái xấu…” Và, lại “nói cho rõ”: Thật ra, mấy cái gia đình loạn xị, rối như canh hẹ chỉ là số ít thôi. Nhìn vòng vòng cái xóm này, vẫn còn quá nhiều nhà vợ chồng chí thú làm ăn, con cái ngoan ngoãn, ăn học đến nơi đến chốn,…
Gia đình phải có nền tảng, như nhà phải có nóc. Và mỗi thành viên trong đó phải cùng nhau chăm bồi cho vững chắc trong sự hướng thiện, với những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt. Để từ đó gia đình xứng là nơi đi về, là chỗ dựa cuối cùng của các thành viên trước tất cả những bất ổn từ bên ngoài và cả bên trong.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin