Trong khi kinh tế rơi vào khó khăn, suy thoái, tăng trưởng GDP từ 8- 9%/năm giảm xuống 5- 6%/năm thì nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, thặng dư xuất khẩu cao làm “trụ đỡ” cho nền kinh tế. Cụ thể, năm 2011, nông nghiệp xuất siêu trên 8 tỷ USD, năm 2012 con số này là 10,6 tỷ USD.
Trong khi kinh tế rơi vào khó khăn, suy thoái, tăng trưởng GDP từ 8- 9%/năm giảm xuống 5- 6%/năm thì nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, thặng dư xuất khẩu cao làm “trụ đỡ” cho nền kinh tế. Cụ thể, năm 2011, nông nghiệp xuất siêu trên 8 tỷ USD, năm 2012 con số này là 10,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, những khó khăn của các thị trường xuất khẩu gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu nông- lâm- thủy sản của Việt
Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng, như rau quả tăng 8,6%; chè các loại tăng 5%; hạt tiêu tăng 13,2%... Một số sản phẩm có kim ngạch giảm, như thủy sản giảm 4,8%; cà phê giảm 13,7%; cao su giảm 20,6%.
Để góp phần giải quyết những khó khăn trong xuất khẩu nông- lâm- thủy sản hiện nay, theo các chuyên gia, việc củng cố trụ cột nông nghiệp cần theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, xóa bỏ các hoạt động sản xuất manh mún tồn tại bấy lâu nay. Nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” phục vụ sản xuất hàng hóa và đưa khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng.
Đồng thời, tăng cường nguồn lực đầu tư, tín dụng cho nông nghiệp, đa dạng loại hình cho vay, bảo hiểm và các dịch vụ khác trong nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hợp đồng nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý rủi ro; thúc đẩy phát triển các loại hình giao dịch thị trường hiện đại.
Về giá trị nông sản của ta vẫn còn thua kém các mặt hàng xuất khẩu cùng loại của các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Trên “sân nhà”, nông sản trong nước đang bị các loại hàng nông sản từ Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt, giá cả vô cùng rẻ nhưng kém chất lượng- thậm chí độc hại… chèn ép. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì sẽ là hiểm họa lớn cho “trụ cột” kinh tế nước nhà.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin